Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Về miền Tây ăn Tết

Ở đồng bằng sông Cửu Long, khi những cơn mưa dầm ngày cuối năm thưa dần, bước vào tháng chạp âm lịch, khi trời se se lạnh, gió chương rao ngọn trên những hàng cây, tiếng chim kêu thánh thót, là lúc mọi người rộn rã trong lòng chuẩn bị đón xuân mừng Tết. Dù ai ở đâu, làm gì những ngày này cũng phải trở về sum họp gia đình, làm tròn bổn phận của mình với tổ tiên, cha mẹ.
Tết cổ truyền là dịp để mọi người thể hiện tình cảm yêu thương, nhân nghĩa sống dậy trong mối giao cảm thiêng liêng với Đất - Trời, với người thân ruột thịt qua các tục lệ như lễ cúng ông Táo, lễ giao thừa, chúc Tết, mừng tuổi, thăm hỏi họ hàng...
Đó là lễ nghi đầy tính "khuôn vàng thước ngọc" mà đạo làm con phải tuân thủ nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà; mặt khác, là phép tắc thể hiện đạo nghĩa làm trò của các cá nhân dành cho các bậc ân sư, thể hiện nếp sống "giàu tình cảm, nặng nghĩa nhân" của người dân nước Việt.

Mồng một tết mẹ, tết cha

Mồng hai tết vợ, mồng ba tết thầy

Cứ Tết đến, mỗi gia đình đều chuẩn bị "món ngon, vật lạ". Thức ăn uống ngày tết ở miền Tây rất phong phú. Các món thịt heo kho tàu ăn với dứa giá, dưa cải, tôm kho tàu, gỏi gà... Để ăn ngon miệng, không ngán, dân miền Tây thường làm một cái hũ cải chua, một keo tỏi hành ngâm giấm ăn kèm với thịt; đặc biệt ưa thích nhất là món tôm khô củ kiệu, dưa kiệu được làm sạch, phơi khô, để nguyên ngâm trong nước giấm cho vào một ít đường, để càng lâu càng thấm, cùng với món "dưa" thịt heo luộc ngâm nước giấm đường. Tương ớt cũng không thể thiếu trong bữa ăn gia đình. Tương ớt cũng không thể thiếu trong bữa ăn gia đình. Dân khoái nhậu dữ trữ thêm một mớ khô cá lóc, cá sặc rằn, cá khoai... để khi có bạn đến đem nướng, kèm theo chén mắm me lai rai... đến ra giêng. Bên cạnh đó, hầu như nhà nào cũng có sẵn các loại bánh ngọt, các loại mứt me, mứt bí, mứt gừng, mứt dừa... trái cây cam, quýt, vú sữa, măng cụt, xoài, nhất là môix nhà đều phải có dưa hấu để chưng trên bàn thờ gia tiên và đãi khách.



Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở nên người trồng phải lo từ nhiều tháng trước, chủ yếu là cây mai và vạn thọ. Nhà nào cũng chăm chút vài cây mai trước ngõ, trồng đại trà trên đất xông (1.000m2) để bán cho những cơ sở làm mai kiểng (bonsai). Những nghệ nhân bon sai thu gom những gốc mai về "uốn nắn" lại cho ra kiểu dáng "phụ tử", "phu thê"... hoặc ghép nhiều màu trên một cây (hồng mai, huỳnh mai...) hoặc lai tạo ra một loại hoa mới có mấy chục cánh trông như hoa cúc rất đẹp. Đây là loại mai sang trọng, rất đắt giá, có giá trị bằng vàng.

Người miền Tây rất thích uống trà, nhiều loại hoa dùng để ướp trà dùng trong ngày Tết như hoa sen, hoa nhài. Hoa được ướp trà bằng nghệ thuật cầu kỳ và cẩn thận. Thời gian gần đây có một số gia đình thường ướp trà để uống và thết khách. Các loại trà Tàu đắt tiền như Ô Long, Tam Hỷ, được các gia đình phong lưu ưa chuộng, thường mua để uống trong dịp Tết.

Bữa cơm tất niên cũng là buổi họp mặt của người sống và người đã khuất. Con cái đã lấy chồng lấy vợ ở riêng cũng về sum họp với cha mẹ, anh chị em. Không khí ấm cũng, đoàn viên sau một thời gian xa cách vì công việc và điều kiện sống.

Ngày Tết nhà nào cũng có một ít bánh tét, bánh ít, bảnh thửng, để cúng tổ tiên ông bà. Bánh tét có nhân thịt heo nạc, chuối xiêm, bên ngoài nếp xào với nước cốt dừa gói bằng tàu lá chuối thành thỏi dài và buộc chặt lại bằng sợi lạc hoặc cọng thân chuối phơi khô. Tùy nhân khẩu từng nhà mà gói theo cỡ to hay nhỏ. Đêm giao thừa ngồi quanh bên lửa hồng nấu bánh ít, bánh tét, râm ran không biết bao nhiêu chuyện kể, nếu có người thân ở xa về không khí càng nồng đậm hàn huyên. Năm, sáu giờ chiều nhà nhà cúng rước ông bà và những thanh niên tổ chức những buổi liên hoan cuối năm, chờ đón giao thừa và chúc nhau "năm mới làm ăn phát tài!".



Khách đến thăm nhà đầu năm người dân miền Tây gọi là "xông đất" hoặc "đạp đất" là tục lệ đã có từ xa xưa. Theo phong tục này, sáng mùng một người ta không mở cửa ngõ sớm để tránh những người mình cầu mong, đến đạp đất trước tiên tại nhà mình vào ngày đầu năm mới. Thông thường người ta mời trước một vị có tuổi, có tư cách đàng hoàng, chững chạc, tính tình hòa nhã, hoặc người có địa vị, danh vọng, gia đình ăn nên làm ra, đến xông đất cho nhà mình. Người ta quan niệm rằng, được người tử tế đến xông đất thì cả năm đó gia đình mình sẽ được may mắn, hạnh phúc, làm ăn phát tài phát lộc.

Gặp nhau là mời ăn, mời nhậu đến hết ba ngày xuân. Sáng mùng ba Tết cũng "tiễn đưa ông bà" đánh dấu ngày Tết kết thúc. Gia đình cúng con gà trống, nấu cháo, đem con gà xé khoai, trộn bắp chuối, rau thơm, rau răm... Sau đó lấy giò gà xem móng, vảy để đón thời vận trong năm. Ngày xưa, bà con ăn Tết đến hết mùng 7 mới "hạ nêu", nay vẫn còn ngân nga câu "Tháng giêng là tháng ăn chơi".

Đón xuân chúc tụng, ăn uống... trong bà ngày Tết là nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân miệt vườn trái cây, sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
Theo SKĐS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét