Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Các điểm đến đang lâm nguy trước làn sóng du lịch

TTO - Với 1.035 tỉ lượt người vác balô đi du lịch năm 2012, ngành du lịch thế giới đã thỏa lòng trong bối cảnh nền kinh tế còn muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên, số lượt du khách ấn tượng này lại khiến một số điểm đến đang đối mặt với những tổn hại nghiêm trọng.
Du khách chen chúc ở di tích cổ Machu Pichu - Ảnh: thetouristparadox
Theo các nhà khoa học, sự nổi tiếng đã khiến rất nhiều di tích, công trình kiến trúc cổ xưa trên thế giới với nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật đối với nhân loại đang bị đe dọa xóa sổ trong tương lai bởi làn sóng người không ngừng tràn ngập những nơi này.

Giữa biển trời Tây Nam...

TTCT - Vừa nói chuyện với tôi, Sáu Kịch vừa lom lom nhìn vào chiếc điện thoại đặt trên bàn như đang trông ngóng cuộc điện thoại nào đó quan trọng lắm.
Sáu Kịch là tên thân mật mà dân ở ấp bãi Ngự của đảo Thổ Chu gọi anh, chứ anh chính là phó chủ tịch xã đảo Thổ Châu, Huỳnh Văn Kịch (ở đây tên đảo là Thổ Chu mà tên hành chính của xã là... Thổ Châu).
Lớp học cho các em bé ở Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) do thầy giáo biên phòng Trần Bình Phục đứng lớp
Hóa ra cuộc điện thoại mà anh trông chờ ấy chính là chuyến “vượt biển” đầu đời của đứa cháu đích tôn vừa tròn 1 tháng tuổi, hôm nay theo tàu đò từ Phú Quốc ra Thổ Chu.
Huyền sử những chữ “Ngự”

Trong veo Bình Ba

TT - Đã nghe kể nhiều về Bình Ba - một hòn đảo nhỏ thuộc xã Cam Bình, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - từ hai năm nay. Thế nên khi đã sắp xếp được công việc, nhóm bạn chúng tôi háo hức vác balô lên đường.
Một đảo nhỏ trong cụm đảo Bình Ba - Ảnh: Lan Bùi
Chúng tôi đến cảng Ba Ngòi. Tên Ba Ngòi được gọi từ trước năm 2009, giờ cảng có tên cảng Cam Ranh nhưng hình như hỏi bất kỳ dân địa phương nào người ta cũng gọi quen là Ba Ngòi và chỉ đường vanh vách. Đang lăng xăng tìm chỗ tập kết hành lý thì có một anh tiến đến hỏi: “Đi đảo phải không? Qua kia đứng đợi, đủ 35 người là lên đường”.

Huế thi vị qua góc nhìn sông Hương

TTCT - Biết bao tao nhân mặc khách từ xưa đến nay đã dùng nhiều mỹ từ để ca ngợi sông Hương. Bất luận vào thời điểm nào trong ngày, vào mùa nắng hay mùa mưa, sông Hương đều có những vẻ đẹp đặc trưng khó tả.
Nét đẹp nghìn đời cần gìn giữ
Đến Huế nếu chọn tour ngắm sông Hương và các thắng cảnh bằng thuyền Rồng, hẳn du khách sẽ có một cái nhìn thú vị khác về Huế. 

Quế Trà Bồng - thơm nồng đặc sản quà tặng Việt Nam

TTO - Đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung vì quế Trà Bồng nằm trong số 8 đặc sản quà tặng Việt Nam vừa được xác lập là kỷ lục châu Á mới.
Vỏ quế Trà Bồng
Tin vui này đến trong thời điểm tháng 11, mưa bão đầy trời chứ không phải mùa thu hoạch quế vụ đầu tiên (bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán hay vụ quế “hậu” trong tháng 7 âm lịch hằng năm) nhưng cũng làm nức lòng người trồng quế ở hai huyện này.

Về nơi di tích lẫn trong di tích

TTCT - Dấu ấn mang phong cách Bình Định trên vùng đất hai vua nằm ngay quần thể di tích thành Hoàng Đế ở thị xã An Nhơn. Dấu tích xưa còn phảng phất trên những lối mòn lọc cọc xe ngựa, quanh đầm sen, trầm tích những ngôi chùa, ngọn tháp.
Cổng chùa Thập Tháp - Ảnh: Hoa Khá
Thế kỷ 10, Chiêm Thành chọn vùng đất này xây thành Đồ Bàn, đến khoảng thế kỷ 12 xây tháp Cánh Tiên. Thế kỷ 18 hoàng đế Nguyễn Nhạc chọn nền cũ Đồ Bàn xây thành Hoàng Đế. Xung quanh là quần thể tháp xưa cổ kính, đặc biệt là ngôi chùa Thập Tháp cách thành cũ khoảng vài trăm mét.

Sống cùng Thu Bồn - Kỳ 2: Kinh đô lụa là

TTO - Qua những biến thiên, lưu vực những con sông lớn như một chiếc nôi lưu giữ những trầm tích văn hóa mà những người đến sau có thể từ đó khám phá ra phần nào quá khứ. Thu Bồn là một dòng sông như thế...
Cảng cá mới hình thành trên sông Thu Bồn, đoạn dưới làng Thanh Chiêm và trên phố cổ Hội An. Hình ảnh đoàn kình ngư khiến liên tưởng đến đoàn tàu hùng hậu của thủy quân chúa Nguyễn ở dinh trấn Thanh Chiêm thuở xa xưa, cách Hội An chừng 7 km về hướng tây
Ngồi thuyền từ bến Nồi Rang hay bến An Lương để vượt Thu Bồn sang đô thị Hội An ai cũng thấy cù lao Chàm với những dãy núi cao giăng giăng trước cửa Đại. Rồi theo đường thẳng cù lao Chàm - cửa Đại nhìn lên phía tây lại cũng là những dãy núi cao với mỏm nhọn hiện ra.

Sống cùng Thu Bồn-Bài 1: Cảng thị của "con đường tơ lụa trên biển"

Thu Bồn là dòng sông lớn của Quảng Nam và cả miền Trung, nối Ngọc Linh - dãy núi thiêng của Trường Sơn có đỉnh cao gần 2.600m với biển Đông qua cửa Đại. Chảy cùng dòng sông là những bến cảng, những nền văn minh lớn với những kinh đô, thành quách, những phố thị cổ xưa cùng những thôn làng rần rật mạch sống hôm nay.
Là một trong những dòng sông nội địa có lưu vực lớn nhất ở nước ta, Thu Bồn với dòng chảy hết sức cuồng mãnh như góp phần rèn đúc sức dẻo dai cho những con người sống cùng con nước...

TTO - Đứng trên cầu Câu Lâu bắc qua Thu Bồn trên quốc lộ 1 nhìn lên hướng tây không ai có thể nhận ra đâu là dãy Ngọc Linh giữa Trường Sơn ngút mắt. Nhưng nhìn xuống hướng đông không xa là có thể thấy cửa Đại, nơi dòng nước Thu Bồn hòa với biển Đông.
Cảnh đặc trưng của dòng Thu Bồn ở đoạn trung nguồn - Ảnh: H.V.M.
Nằm cách cửa Đại không đầy 2km về hướng tây nam bên bờ hữu Thu Bồn nơi có cảng cá và bến thuyền nhỏ, khó có ai hình dung đây từng là một thương cảng quốc tế của "Con đường tơ lụa trên biển", tiền thân của cảng thị Hội An vang tiếng nằm ngay phía bên kia...

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Siêu bão Haiyan tàn phá Philippines


Trận bão Haiyan khiến Philippines bị tàn phá tan hoang.
Hiện có tới hơn 3.500 người thiệt mạng tại Tacloban và các nơi khác. Hàng trăm ngàn người bị mất nhà cửa.
Các công tác cứu trợ cũng đang bị cản trở do đường sá, sân bay bị hư hại nặng.
Sau khi càn quét Philippines, bão Haiyan đổ vào miền bắc Việt Nam, vùng Quảng Ninh và suy yếu thành bão nhiệt đới.



Người còn sống cầu nguyện cho người đã chết vì bão HAIYAN

Toàn cảnh siêu bão Haiyan tàn phá Philippines. Siêu bão Haiyan đã tàn phá nặng nề Philippines khiến ước tính hơn 10.000 người thiệt mạng.

 

Tiền viện trợ các nước cho Philippines

Tan hoang sau bão HAIYAN lướt qua Philippin ngày 09-11-2013
 
Xác người chết vì bão HAIYAN la liệt khắp nơi bão quét qua.
(BBC Tiếng Việt) Hoa Kỳ đứng đầu danh sách viện trợ cho Philippines, trong khi Trung Quốc xếp chót bảng, với khoản viện trợ 100 nghìn đôla, bằng Việt Nam.
Khoản viện trợ tiền mặt từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương, công bố vào thứ Hai, 11/11, chỉ bằng 1/200 tổng giá trị gói viện trợ 20 triệu đôla của Hoa Kỳ.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Cáp treo Sa Pa : Thảm họa cho du lịch tại « Nóc nhà Đông Dương »

Thụy My

Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.

Buổi lễ có sự tham dự của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, và theo chủ đầu tư là công ty Dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan-Sapa thuộc tập đoàn Sun Group, thì đây là hệ thống cáp treo ba dây « dài nhất, cao nhất, phức tạp nhất thế giới » lần đầu tiên có tại Châu Á. Song song với hệ thống cáp treo là « khu nghỉ dưỡng cao cấp » gồm khách sạn 4-5 sao, khu vui chơi, mua sắm, sân gôn v.v…
Tin bất ngờ này đã gây choáng váng cho những người