Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

TÔI MƠ GIẤC MƠ VIỆT NAM: MỘT XÃ HỘI THỊNH VƯỢNG, TỰ DO, DÂN CHỦ, VĂN MINH

TÔI MƠ GIẤC MƠ VIỆT NAM: MỘT XÃ HỘI THỊNH VƯỢNG, TỰ DO, DÂN CHỦ, VĂN MINH

Bài diễn văn tại Hội nghị Bác ái Á Châu – Thái Bình Dương, ngày 22 tháng 5, năm 2008, tại Hà Nội, Việt Nam
Phùng Liên Đoàn
Chúng tôi nhận được bài này từ một cộng tác viên gửi cho, sau khi đọc thấy không thể không đưa lên trang mạng để đông đảo bạn đọc trong nước, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam, cùng chia sẻ với Giấc Mơ Việt Nam của TS Phùng Liên Đoàn mà theo chúng tôi biết, sau gần 5 năm suy nghĩ thận trọng, vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn tất một chương trình chi tiết, đến nay ông đã tiến hành những bước khởi đầu thuận lợi.
Dẫu đây là bài diễn văn đã được chuyền nhau trong nhiều giới, vẫn xin được coi lời mở đầu vắn tắt này như một thông điệp gián tiếp gửi đến tác giả để xin phép, và cũng là bày tỏ sự kính trọng đối với tấm lòng nhiệt huyết vì đất nước của ông.
Bauxite Việt Nam
Kính thưa quí vị,
Tôi là Phùng Liên Đoàn, 68 tuổi. Tôi đã đi học và làm việc ở Việt Nam 21 năm, ở Hoa Kỳ 47 năm.
Tôi xin phép đọc bài thơ của Nguyễn Bá Trác mà tôi đã thay đổi chút ít cho phù hợp với cuộc đời của tôi.
Trượng phu đã không hay xé gan chẻ cật phù cương thường Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương Trời Nam nghìn dặm thẳm Non nước một màn sương Giấc mơ ngày lên đường.
Những dòng thơ kế tiếp đây cũng được tôi hiểu theo một cách đặc biệt
Chí chưa thành Danh chưa lập Tuổi trẻ bao lâu mà đầu bạc Trăm năm thân thế bóng tà dương Giấc mơ ngày lên đường!
Thưa quí vị, tất cả chúng ta đều có những giấc mơ khi ta lớn lên. Ta mơ ta sẽ là ai, mơ về những điều ta sẽ làm, những điều ta mong muốn, những gì làm cho ta hạnh phúc, và tương lai của gia đình con cái ta.
Tôi sinh ra ở làng Bát Tràng, chỉ cách đây 7 km xuôi nước sông Hồng. Các vị niên trưởng tại làng tôi rất tự hào về quá khứ huy hoàng của làng quê, nơi đã có nhiều người đỗ học vị Tiến sĩ vào những thế kỷ 15-17. Nhưng khi tôi lớn lên tại làng vào khoảng 1940 – 1949, tôi nhớ rõ là cả làng không có một nhà trẻ, một trường học, một thư viện, một bệnh xá; và trẻ con chúng tôi phải đi chân đất không có giầy. Người Pháp và người Nhật làm chủ chúng tôi. Họ sử dụng các viên chức người Việt để áp chế người Việt. Tôi nhớ sơ sơ về nạn đói kinh hoàng năm 1945 khi tôi mới 6 tuổi. Tôi nhớ bố tôi đã rời nhà để lên rừng tham gia kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Tôi nhớ rõ mẹ tôi chỉ được đi học 2 năm vì phải nuôi bố mẹ đau ốm và ở tuổi 24 đã phải một thân nuôi 6 anh em chúng tôi. Hai em của tôi đã chết vì bệnh tật rất thông thường.
Lúc đó, giấc mơ của tôi là thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp, để bố tôi trở về với gia đình và tôi được đi học ở Hà Nội.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Hành trình tìm chữ Việt cổ

“Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” là công trình công phu, được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (tức nhà văn Khánh Hoài) bền bỉ thực hiện 50 năm nay với sự trợ giúp của nhiều nhà nghiên cứu uy tín, tâm huyết với lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (phải) và nhà văn Đặng Vương Hưng.       Ảnh: ĐỖ QUANG
Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (phải) và nhà văn Đặng Vương Hưng. Ảnh: ĐỖ QUANG
Tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam (phố Hồ Đắc Di, Hà Nội) vừa diễn ra một sự kiện đáng nhớ: Nhóm nghiên cứu Người tiền sử và Cội nguồn dân tộc của Trung tâm đã công bố phần 1 cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Công trình này đã gây xôn xao dư luận nghiên cứu và báo giới trong những năm gần đây.

Miền Thuận Quảng

Sau ngày Huyền Trân về Chiêm Quốc (1306), Thuận Hóa Quảng Nam cùng chung nhau vùng đất châu Ri (châu Lý) ở phía nam đèo Hải Vân. Dưới quyền cai trị của Tổng trấn Nguyễn Hoàng (1570), Thuận Hóa Quảng Nam hình thành một vùng văn hóa kinh tế chính trị quan trọng của nước Đại Việt ở phía nam gọi là miền Thuận Quảng.
Kỳ 1:  Vùng đất bảo vệ Kinh kỳ
Sách Đại Nam thực lục tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn còn ghi: Năm Nhâm dần (1602), mùa thu tháng 7, chúa Tiên Nguyễn Hoàng: “Đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao giăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển”. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt qua núi xem xét hình thể, dựng trấn dinh ở xã Cần Húc (Duy Xuyên) xây kho tàng, chứa lương thực, sai hoàng tử thứ sáu trấn giữ”(1). Hoàng tử thứ sáu đó là ông Nguyễn Phúc Nguyên.
Chùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Chùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Hai ngôi lăng cổ lớn nhất của người Việt trên đất Quảng
Hơn mười năm trấn thủ Quảng Nam (1602-1613), Nguyễn Phúc Nguyên đã giúp chúa Tiên mở mang bờ cõi về phía nam và tổ chức Hội An thành một đô thị cửa biển quan trọng vào bậc nhất của xứ Đàng trong thời bấy giờ. Nặng nợ với đất Quảng Nam, khi bà vợ chính của ông là Mạc(2) Thị Giai qua đời (1630), Nguyễn Phúc Nguyên đã đưa táng bà tại núi Chiêm Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, xây lăng Vĩnh Diễn. Người con trưởng của Nguyễn Phúc Nguyên với bà Mạc Thị Giai là Nguyễn Phúc Kỳ (thay cha làm trấn thủ Quảng Nam từ năm 1614). Đến năm 1631, ông Kỳ chết đột ngột, mộ phần của ông được táng tại xã Thanh Quít huyện Điện Bàn(3). Em của Phúc Kỳ là Phúc Lan lấy con gái họ Đoàn ở huyện Diên Phước, thay anh làm trấn thủ Quảng Nam. Sau đó (1635), Phúc Lan lên ngôi chúa gọi là chúa Thượng, bà con gái họ Đoàn theo chồng ra Kim Long (Thuận Hóa). Chăn gối với chồng thêm 13 năm nữa thì chồng mất (1648), con trai bà là Nguyễn Phúc Tần lên ngôi chúa.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài

Xin mượn tạm danh hiệu ‘Người đẹp Bình Dương’ của nữ minh tinh một thời nổi tiếng, Thẩm Thúy Hằng, để đặt tên cho đoạn viết này về Người Ðẹp Sài Gòn. Theo nhận định có phần chủ quan của tôi, những người đẹp Sài Gòn vào thời 60s có những nét đẹp mà các cô gái ngày nay không thể nào sánh bằng. 
Hãy tưởng tượng một hình ảnh người đẹp Sài Gòn qua thơ Nguyên Sa mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã phổ nhạc: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông. Áo dài may từ lụa Hà Ðông thướt tha, mềm mại. 
Ðẹp nhất là cảnh những cô gái mặc áo dài đi trên chiếc xe Velo Solex, loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước. 

Tưởng cũng nên có đôi dòng về chiếc Solex của thời Sài Gòn những năm 1960. Ði Solex là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo vì phía đầu xe rất nặng. Ấy thế mà những cô gái Sài Gòn vẫn tha thướt trên chiếc Solex trước những cặp mắt mê mẩn của cánh đàn ông.



Người đẹp & Velo Solex
Vào những năm đầu thập niên 60, hình ảnh những nữ sinh ngồi trên chiếc xe Solex

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Người mê phở nói chuyện phở







Cả hơn tuần nay tôi ể mình, không có ra ngoài. Hồi sáng thấy trong người khỏe lại, chợt thèm phở cách gì.
Nhắc đến phở là đúng băng tần của tôi rồi, bởi vì tôi có rất nhiều kỷ niệm riêng tư về phở với ông bô của tôi, kể hoài không hết. Nay đã về hưu, và ông bô tôi cũng đã leo lên bàn thờ ăn xôi nghe kèn từ hơn 30 năm nay rồi, nhưng mỗi lần ăn phở đều ít nhiều nghĩ đến ông bô tôi.
Mặc dù xuất thân "Cao Cẳng Sư Cụ Đông Dương", ông bô tôi vẫn thuộc loại thầy giáo thủ cựu, đạt tiêu chuẩn "thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn", mà tôi lại là con trai đầu lòng - cậu cả con bà hai, loại "con đợi con chờ, con cầu con khẩn" - nên được ổng cưng lắm, mà càng cưng lại càng chết... cha tui! Ổng o ép tôi từ cái học đến cái ăn, muốn nhào nặn tôi thành một "bản sao" của ổng. Về cái học thì thỉnh thoảng ổng lại múa roi mây, bắt chia “vẹc bờ” các “tăng” các “mốt”, lạng quạng là ổng lôi tôi ra "uýnh biểu diễn" cho đám học trò của ổng coi chơi, uýnh đến nỗi không lớn được, thành thử bây giờ vóc vạc nhỏ thó. Về cái ăn thì ổng ăn cái gì, tôi phải ăn cái đó, ổng ăn kiểu gì tôi phải ăn kiểu đó.

Phở phiêu lưu ký, Tin tức trong ngày, pho, pho Viet, nuoc pho, soi pho, pho Ly Quoc Su, pho Dau, nau pho, banh pho, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
 
Riêng về phở thì gần hết một đời, tôi vẫn chưa thấy ai mê phở như ông bố tôi. Đối với ổng, ăn phở không phải để ăn cho no, mà để ăn cho... sướng! Hồi 1954 trở về trước ở Hà Nội, thành phố bé bằng cái bàn tay, không tiệm phở nào mà ổng không dẫn tôi tới ăn thử, để chọn những chỗ ngon nhất theo cái "gu" của ổng. Ổng chê phở Cửa Nam là nước không trong, bánh không mỏng, không dai, nhất là ổng cực lực đả kích món phở tái sách của tiệm này. Theo ổng, phở thì phải là phở bò, và là phở chín, thịt mới thơm, còn tái thì có mùi gây của thịt bò sống, làm mất mùi phở, đồng thời thịt sống làm nước phở "đục như nước cống", ăn phở tái là không biết ăn phở(!). Ổng cũng thích nhậu sách bò lắm chớ có phải không đâu, nhưng phải là sách chấm tương gừng, ăn với húng giũi thôi, không thể cho vào phở được. Ổng chê phở Cửa Nam thua xa phở Cầu Gỗ. Ổng có thể ăn phở sáng-trưa-chiều-tối-khuya, từ sớm tinh mơ đến tối mịt mờ khuya lắc khuya lơ, bất cứ lúc nào, và có thể ăn ngày này sang tháng khác. Ổng coi phở như một món ăn chơi, thích lúc nào thì ăn lúc nấy, ăn lấy hương lấy hoa thôi. Một phần cũng vì bát phở (từ ngày vô Nam tôi mới quen kêu bằng tô phở) Hà Nội thời đó nhỏ xíu, ít xỉn, nông toẹt - tiếng văn chương kêu bằng "thanh cảnh " - tuổi thiếu niên trổ giò của tôi hồi đó thì chỉ húp ba bốn húp là tiêu bát phở! Chả là phở gánh Hà Nội ngày xưa không ăn bằng thìa (muỗng), chỉ có đũa để gắp, và... kê miệng húp!

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

ÔNG TỔ THẦN NÔNG LÀ HÁN HAY VIỆT?

ÔNG TỔ THẦN NÔNG LÀ TÀU HAY NGƯỜI VIỆT?
     
 Nhiều học giả ngoại quốc khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử “con Rồng cháu Tiên” là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt.
     Kể từ khi Ngô Sĩ Liên dẫn truyện họ Hồng Bàng trong “Lĩnh Nam Trích Quái” để chép kỷ Hồng Bàng trong bộ Đại Việt sử ký Toàn Thư, thì lần đầu tiên truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc được ghi trong chính sử nước ta. Điểm đặc biệt là

Cộng Đồng Bách Việt: Hiện Thực Lịch Sử Của Truyền Kỳ “Trăm Trứng Nở Trăm Con”

Chúng ta đang sống trước thềm của thiên niên kỷ thứ ba nên mỗi khi nghĩ về huyền thoại Rồng Tiên thì thoạt đầu, ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng là truyện huyền hoặc, hoang đường. Dù có tự hào là con Rồng cháu Tiên nhưng với ý nghĩ đơn giản của đời thường, chúng ta vẫn hoài nghi vì trên đời làm gì có truyện người đẻ ra trứng, rồi trứng nở ra người? Với tất cả tấm lòng và thái độ trân trọng nghiêm chỉnh và với phương pháp nghiên cứu huyền thoại để tự đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử thời cổ đại thì những ẩn ý hàm tàng trong huyền thoại sẽ gợi mở sáng tỏ, minh nhiên lý giải những vấn nan khúc mắc tự ngàn xưa. Có một thực tế mà chúng ta phải hiểu rõ đó là tất cả các dân tộc thời cổ đại đều tin tưởng thần linh chở che trong mọi sinh hoạt cuộc sống. Thật vậy, khi con người vừa bước ra khỏi thời kỳ ăn lông ở lỗ của thuở hồng hoang để bước vào hình thái xã hội ban sơ, con người cảm thấy nhỏ nhoi trước sức mạnh kỳ bí của thiên nhiên nên yếu tố thần linh ngự trị trong mọi sinh hoạt của họ.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

2 bức thư cảm động của người cha tử tù và đứa con mồ côi

Từ tình yêu thương của người cha, Long đã viết bức tâm thư đẫm nước mắt mong muốn được chuyển đến tay con gái nhân ngày khai giảng năm học mới 2012, khiến không ít người rơi nước mắt.

Lá thư đẫm nước mắt

Nguyễn Khắc Long là kẻ gây ra án mạng kinh hoàng tại bến đò Cây Chanh, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An khi cướp đi hai mạng người là vợ và anh trai vợ cùng một lúc. Long bị tòa tuyên án tử hình về tội giết người. Lần thứ hai tôi gặp Long, (trước đó là trong phiên xét xử phúc thẩm), trông Long gầy đi nhiều, đôi mắt sâu hoắm chắc vì ít ngủ.
 Tử tù Nguyễn Khắc Long ngày mới bị bắt
Mỗi lần nhắc lại chuyện đã xảy ra, nước mắt tử tù này lại chực trào ở khóe mi. Gã khóc một phần vì ân hận khi lỡ tay cướp đi mạng sống của hai người và vì gã vẫn còn tình yêu đậm sâu như thuở ban đầu với vợ mình.
Quan trọng hơn, trong sâu thẳm những giọt nước mắt ân hận muộn màng đó, tử tù Long thấy thương cho đứa con gái bé bỏng duy nhất của mình phải sớm chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn quá nhỏ. Trong phòng biệt giam, Long nghĩ nhiều về con gái, gã bảo đêm nào cũng mơ về con mình. Trong những tháng ngày nằm xiềng chờ chết, tử tù Nguyễn Khắc Long đã viết bức tâm thư từ ngục tối gửi con gái là Nguyễn Thanh Trúc, năm nay bước chân vào lớp 2, rồi nhờ cán bộ trại giam chuyển giúp.
 Tôi được xem bức thư đó và không khỏi xót xa khi đọc nó. Bức thư thấm đẫm nước mắt gửi trọn hết tình yêu của người cha tử tội cho đứa con duy nhất đang được nuôi dưỡng tại trại trẻ mồ côi SOS TP. Vinh. Bức thư có tựa đề "Gửi con gái thương yêu của cha", được viết khi Long biết rằng lá thư xin ân xá của mình đã bị Chủ tịch nước bác bỏ.

Mở đầu lá thư có đoạn: "Con gái ạ! Đã lâu lắm rồi cha con mình không gặp nhau. Ở nơi đây cha buồn và nhớ thương con nhiều lắm. Con có nhớ cha, nhớ những ngày cha con mình được bên nhau? Ở nơi đây cha đang cố gắng từng ngày, để mong có ngày cha được nhìn thấy con, ôm con vào lòng, được bù đắp lại cho con tất cả những gì đã mất bằng tình yêu thương vô hạn mà cha dành cho con.
 Con ạ! Nếu con nhớ cha nhiều thì hãy tin rằng cha luôn ở bên con, và luôn dõi theo con, mong con khôn lớn nên người. Khi cha không ở bên con, thì con cũng phải vui vẻ trong cuộc sống, hòa nhã với mọi người và đặc biệt con phải nghe lời thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
Con phải cố gắng học thật giỏi để sau này vững vàng trong cuộc sống, làm được điều con mơ ước và như thế sẽ làm cha rất vui, rất tự hào về con gái của cha.
Con ạ! Không biết tại cha hay tại số phận, nhưng giờ đây mọi chuyện đã xảy ra rồi, tình yêu thương của cha dành cho con bao nhiêu thì càng đau khổ và ân hận về lỗi lầm của cha bấy nhiêu. Từng đêm khi nghĩ về đứa con gái bé bỏng đang thiếu thốn vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ, thiếu đi tình cảm của một gia đình thì cha cảm thấy đau xót lắm.
Cha càng xót xa hơn khi nghĩ về những đắng cay buồn tủi mà con phải vượt qua trong cuộc sống. Cha mong rằng khi con lớn lên sẽ hiểu được tình yêu thương mà cha dành cho con, và cha mong con sẽ tha thứ cho những lỗi lầm của cha.
Hằng đêm, mỗi khi nằm ngủ cha cứ mơ gia đình mình đang quấn quýt bên nhau. Khi thức dậy, cha cứ ngỡ như con đang ở bên cha, nước mắt cha lại tuôn trào và cất tiếng gọi "con ơi" cho lòng vơi bớt sầu thương".
 Bức thư tử tù Nguyễn Khắc Long viết cho con gái nhân ngày khai giảng năm học mới.

Cháu Thanh Trúc và bức thư viết cho người cha tử tù. 

Long tâm sự, khi viết bức thư này

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Nhà chí sĩ cách mạng Trần Quý Cáp (1870-1908)





( Mộ chí sĩ TRẦN QUÝ CÁP)

Trần Quý Cáp là một trong ba nhân vật kiệt xuất của phong trào Duy Tân. Ông không chỉ là một nhà lãnh đạo cách mạng lỗi lạc mà còn là một nhà thơ có tài. Thơ vãn của ông mang hơi thở của thời đại, là tiếng nói chân thành của một trái tim nồng nàn yêu nước, thể hiện tư tưởng tình cảm của tầng lớp nho sĩ tiến bộ những nãm đầu thế kỷ XX.
Trần Quý Cáp sinh nãm 1870, tự là Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình

Vespa PX chuẩn bị tới Việt Nam.


alt

Mẫu scooter nằm trong ký ức của nhiều người mê xe Việt Nam sắp có mặt dưới dạng phân phối chính hãng từ Piaggio Việt Nam.

Dự kiến PX sẽ có mặt trong tháng 8/2012 này và mức giá vẫn được giữ kín. PX là một trong những dòng xe Vespa được yêu thích nhất tại Việt Nam, nhờ sự khác biệt trong thiết kế.
Kiểu dáng đã trở thành huyền thoại cùng hộp số bốn cấp cổ điển đã tạo nên phong cách riêng biệt. 17 triệu xe bán trên toàn cầu từ 1946 đã liên kết con người từ các quốc gia, nền văn hóa khác nhau. Đa phần trong số đó là người trẻ.
PX trở nên phổ biến ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ

7 KỲ QUAN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI

Hãy thư giản với vẻ đẹp hùng vĩ của phong cảnh thiên nhiên qua các địa danh du lịch nổi tiếng trên khắp thế giới mà TT Bảo châu muốn giới thiệu đến bạn đọc. Mỗi một địa danh đều mang đậm nét bản sắc riêng thật đặc sắc và diệu kỳ.
Vịnh Hạ Long (Việt Nam), rừng Amazon (Nam Mỹ), thác nước Iguazu (Argentina, Brazil), đảo Jeju (Hàn Quốc), Komodo (Indonesia), dòng sông ngầm Puerto Princesa (Philippines) và Núi Bàn (Nam Phi) là 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đứng đầu danh sách bầu chọn của New 7 Wonders.
1.Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Vịnh có bờ biển dài 120 km, diện tích 1.553 km với 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều hồ bên trong những hang động đá vôi khổng lồ. Vùng vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới có diện tích 434 km², như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông), bao gồm 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm.
alt
alt
alt
alt
alt

alt

Kền kền chờ đợi


 Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Sudan, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp.
Ba tháng sau, Kevin tự sát
alt

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Bông Hồng Cài Áo.


Thơ Thích Nhất Hạnh
 Nhạc : Phạm Thế Mỹ

Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm
Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối
Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời
Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?”
-Biết gì ? “Biết là, biết là con thương Mẹ không ?”
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Về Đâu Mái Tóc Người Thương (Yêu Làn Tóc Ấy) Tác giả: Hoài Linh

         
                             alt
Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối

Đời lắm phong trần tay trắng tay
Trời đông ngại gió lùa vai gầy
Lầu kín trăng về không lối chiếu
Gác cao ngăn niềm yêu
Thì thôi mơ ước chi nhiều

Bên nhau sao tình xa vạn lý cách biệt mấy sơn khê
Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu

Đường phố muôn màu sao thiếu em
Về đâu làn tóc xõa bên rèm
Lầu vắng không người song khép kín
Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe lá rơi bên thềm./.
alt

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Màu tím hoa sim.


                                                                                          


Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh
Tôi người vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như yêu người em gái.
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh bết bùn
Đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo


Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê......
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương. 

 
 
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phúp cuối
Không được nghe nhau nói
Không được nhìn nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
 

Quảng Nam yêu thương


                                               Sáng tác : Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu



Phố cổ Hội An - Quảng Nam


Phố cổ Hội An - Quảng Nam

Sáng tác : Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm .
Chứ rượu hồng đào chưa nhấm mà đã say.
Lời hát xưa nghe sao thắm đượm tình,
Xao xuyến trong tim mình, con chim cũng bay về đâu nghĩa nặng tình sâu .
Đồng xanh lúa khoai bốn mùa tươi màu đất lành,
Mà ai đã qua đây rồi thì chân bước không đành.
Ôi đất Quảng Nam đây là quê hương anh hùng
Quê hương trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ, còn bao thành tích lẫy lừng.
Như đêm xưa trận Núi Thành còn vung sắc đường lê.
Nay trên con đường xây dựng vang lời hát say mê.
Ớ ơ ớ ơ hò.
 Quế Trà My thơm hương rừng man mác,
 Chứ mía Điện Bàn thơm ngát mùi đường non.
Làn sóng xô long lanh nước Thu Bồn .
Dâu bắp lên xanh rờn,
Duy Xuyên tiếng thoi dệt lụa nhớ chiều Hoà Vang.
Nhìn lên Hải Vân Sơn Trà mây nhuộm nắng vàng,
Thuyền ai Bắc Nam xuôi ngược về đâu bến sông Hàn.
 Ôi...đất Quảng Nam sao mà yêu thương vô cùng
Như con chim én vẫy vùng cho dù bay khắp ,lòng ta tha thiết nhớ nhung.
Đêm đêm như dòng sông Hàn còn ngân tiếng hò khoan.
Âm thanh ru vần trăng vàng theo dòng nước mênh mang.
Ớ ơ ớ ơ hò.
 Đất Quảng Nam chưa đi đã nhớ
Chớ em nói đậm đà vừa gặp gỡ mà đã yêu .
Đất Quảng Nam chưa đi đã nhớ
Chớ em nói đậm đà vừa gặp gỡ mà đã yêu .
 Chớ em nói đậm đà vừa gặp gỡ mà đã yêu .


 Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Tạm biệt Huế

Tạm biệt Huế 
- thơ Xuân An - phổ nhạc Thu Bồn - biểu diễn Hương Lan

        
 
Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
Chén ngọc giờ chìm đáy sông sâu
Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
Mặt trời vàng và mắt em nâu

Xin chào Huế một lần anh đến
Ðể ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
                                    

 
Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu





 
Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt
Hải Vân ơi xin người dừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hóa đá phía bên kia

Huế, tháng 8-1983
Thu Bồn
 

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Thần kinh thương nhớ.

                        

  alt


Sao anh không về thăm lại miền Trung
Thăm đôi đỉnh Ngự và nước Hương Giang
Ngày nào đôi đứa đôi đường
Lòng em thương nhớ vô vàng
Mong anh mấy mùa thu sang

Anh ơi! bây giờ anh ở nơi mô

Có thầm nhắc nhở đến chốn cố đô
Rằng đây em vẫn mong chờ
Người đi xây đắp cơ đồ
Để tô thắm đẹp tình ta
alt
Mai đây anh về giữa lòng đất me.
Kể chuyện thương nhau cho vơi bớt thương đau
Anh vui sông hồ, quê nhà em đợi
Nhìn vào không gian mơ ước ngày đoàn viên.

Xa xôi cách trở có buồn không anh
Con đò Vỹ Dạ ngược bến Bao Vinh
Chờ mong mong bướm trao tình
Giờ đây mình vẫn một mình
Chờ anh giữa lòng thần kinh.
 alt

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Văn hóa ứng xử ở Huế.

                                      
 
Thừa Thiên Huế từng là một vùng đất định đô của vua chúa suốt nhiều thế kỷ. Về mặt tâm linh và tư tưởng, người dân đa số thấm nhuần Phật giáo và Nho giáo. Trong khi Phật giáo dẫn đạo tư tưởng ở bình diện trừu tượng và siêu hình, thì Nho giáo thâm nhập trực tiếp hơn vào đời sống hàng ngày của người dân và được xem như một “đạo làm người” hay như một “thuật xử thế” đi vào phong tục, tập quán.
Ứng xử trong gia đình
Người dân Huế đặc biệt nặng lòng với gia đình, có khi sống khuôn vào gia đình.

Tháp Bàng An.

 

 alt
I. Địa điểm:
- Tháp thuộc địa phận xã Điện An, huyện Điện Bàn
- Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km
- Cách đô thị cổ Hội An khoảng 14 km và cách quốc lộ 1A khoảng 1,2 km.
- Phương tiện lớn nhất có thể đến: Xe du lịch 50 chỗ ngồi
Lưu ý: có sân bãi rộng rãi để xe
- Loại đường giao thông: Đường nhựa
Diện tích: khuôn viên tháp rộng hơn 4000 m2.

II. Lịch sử hình thành:
Tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam. Về niên đại của tháp Bằng An vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Ai ra xứ Huế.

  


Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn thương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ lắm chi

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về Vỹ Dạ
Ai về là về Nam Giao

Dốc Nam Giao còn cao mong đợi
Trăng Vỹ Dạ ngọt lời câu thề
Người tình quê ơi người tình quê có nhớ xin trở về


alt

À ơi à ơi ! Chứ cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Vì thương nhau rồi chớ xin kịp về mau
À ơi ơi à! Hò ơi!
Kẻo rồi mai tê bóng xế qua cầu
Thì bạn còn thương bạn chứ biết gởi sầu về nơi mô
À ơi ơi à!


alt
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về Bến Ngự
Ai về là về Văn Lâu

Bến Văn Lâu còn sâu thương nhớ
Thuyền Bến Ngự còn đợi khách về
Người tình quê ơi người tình quê, có nhớ xin trở về
Người tình quê ơi người tình quê, chứ có nhớ xin trở về...
Hỡi ai!

 alt

27 lý do khiến chúng ta phải cười mỗi ngày.

Lê Ninh nói

Các Má nói

alt
Thời thơ ấu 

Cầu Cu nằm trên địa giới Quốc lộ 32A - là tuyến đường đi qua 4 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu. Toàn tuyến dài 417 km.
Cầu Rạch Chim nằm ở Hiệp Phước - Nhà Bè

alt
Cầu Xẻo Bướm thuộc địa giới xã Đông Thái (tỉnh Kiên Giang) trên đường đi Cà Mau.

alt
alt
     
      1- Cười là một thần dược trị được cả bệnh thể xác lẫn bệnh tâm hồn.
      2- Cười làm cho ta cởi mở bao dung và có một tinh thần lạc quan yêu đời.

       3- Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn.
      4- Cười làm tăng sinh lực, khiến ta vui vẻ lanh lợi và thêm lòng yêu thương.

      5- Cười làm cánh cửa cảm thông rộng mở thật dễ dàng với mọi người.
      6- Cười mím, cười nụ, cười ra tiếng làm khuôn mặt chúng ta dễ mến hơn.
      7- Cười làm thư giãn các bắp thịt trên mặt, tan biến những căng thẳng.
      8- Cười làm toàn thân được nhẹ nhàng thanh tịnh, thư thái và an lạc.


      9- Cười giúp ta tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau, phản ứng kịp thời.
    10- Cười giúp cho tâm hồn lành mạnh và thêm khả năng sáng tạo mọi việc.
    11- Cười nhiều giúp ta biết tự kỷ có trách nhiệm và thực tế hơn.
    12- Cười nhiều tránh được buồn nản, dễ thành công vì tiếng cười là trí tuệ.

    13- Cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm hồn, là biết nghệ thuật sống.
    14- Cười dễ vui theo cái vui của người khác, hoan hỉ như mình thành đạt vậy.
    15- Cười có thể làm tan di nỗi bực mình, buồn phiền của người đối diện.
    16- Cười giúp ta vui sống hiện tại, quên hết quá khứ và lo lắng về tương lai.

    17- Cười giúp ta trở về với chính mình, tức là thực sự trở về đời sống mới.
    18- Cười có nhiều lợi ích cho ta về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc tâm linh.
    19- Cười giúp hồn nhiên tươi sáng, có nhiều khả năng chống lại bệnh tật.
    20- Cười giúp các tế bào loại T trong máu tăng lên, có sức đề kháng mạnh.

    21- Cười làm giảm phong thấp, các khớp xương đỡ bị sưng và chống sưng.
    22- Cười làm giảm các chất hóc môn (cortisone) trong thận, sẽ sống khỏe hơn.
    23- Cười tránh được nhức đầu, đau tim, cao huyết áp và mỡ trong máu.
    24- Cười giúp tống khứ các khí dơ, thêm nhiều dưỡng khí cho bộ não thông minh.

    25- Cười làm tăng máu, chống viêm khớp, làm con người luôn tỉnh táo.
    26- Cười tạo điều kiện cho ánh sáng nội tâm thể hiện, thấu suốt mọi sự vật.
    27- Cười giúp những nét phiền muộn tan biến, gương mặt trở nên tươi trẻ ra


alt
alt
[Hình: 110401hinhanhvnava-12.jpg]
[Hình: 110401hinhanhvnava-13.jpg]
alt
alt
alt
alt
alt
Những hình ảnh vui nhộn của giáo viên
alt
alt
alt
alt

 alt
  alt