Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

HÀ NGẠI – VỊ QUAN NHÂN ĐỨC, THỨC THỜI.

http://www.hatoc.org/2016/04/ha-ngai-vi-quan-nhan-uc-thuc-thoi.html?showComment=1461563731284#c8182032730586784788

Cụ Hà Thược, tự là Hà Ngại sinh năm 1890 ở làng Phú Quý – nay là thôn Nakhom xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cụ là hậu duệ đời thứ 14 dòng Hà Phước ở Quảng Nam. Sinh trưởng trong gia đình nhà nghèo, từ nhỏ Hà Thược đã rất chăm học. Năm 22 tuổi đỗ Cử nhân (Hán học) rồi đỗ trường Hậu Bổ (Tây học). Cụ làm quan triều Nguyễn qua nhiều chức vụ khác nhau và ở nhiều nơi. Mới đầu ở Bình Định rồi Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Kon Tum. Cuối cùng khi làm Tuần vũ tỉnh Kon Tum thì đến cách mạng tháng 8-1945, cụ giao chính quyền cho cách mạng, nghỉ hưu ở Huế, dạy chữ Nho. Đến năm 1960, cụ vào Sài Gòn sống với con trai trưởng Hà Thúc; mất năm 1976, tro cốt cụ được đặt ở chùa Vĩnh Nghiêm (Tp. Hồ Chí Minh).

Chân dung ( bán thân ) cụ Hà Ngại



Bà Thanh Hà (vợ ông Hà Thúc, con dâu trưởng của cụ Hà Ngại – người giao cho Nguyễn Đắc Xuân sử dụng tập hồi ký Khúc Tiêu Đồng)

Ông nội của Hà Ngại đỗ tú tài, tham gia tích cực phong trào Cần Vương gọi là Nghĩa Hội ở Quảng Nam, thời vua Hàm Nghi. Tinh thần hiếu học và yêu nước của ông nội có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của Hà Ngại sau này.

Những thông tin trên được rút ra từ Hồi ký của Hà Ngại với tiêu đề Khúc Tiêu Đồng, hiệu đính bởi nhà văn Nguyễn Văn Xuân và Nguyễn Đắc Xuân, do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2014.

Khúc Tiêu Đồng dày 373 trang, khổ sách 14x20cm cho ta thấy một Hà Ngại nhân đức thanh liêm, chính trực. Từ nhỏ là người con ngoan, trò giỏi, bạn tốt. Khi làm quan Hà Ngại khôn khéo để hoàn thành chức phận trong bối cảnh quan trường nhiễu nhương, đất nước bị thực dân đô hộ, đồng thời an dân thực hiện được tâm nguyện trong hoàn cảnh của mình.

Hà Ngại còn bộc lộ khiếu thơ ca duyên dáng, hóm hỉnh.

Đây là bài thơ về Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa): 

Hàm Rồng cảnh đẹp giữa trời Nam 

Rồng đã đi đâu để lại Hàm ? 

Giận đá chờ ai ngồi lúc ngúc 

Thương cần vì nước đứng lom khom 

Sóng như đắc chí chờn vờn nhảy 

Trăng cũng ham vui lấp ló dòm 

Có khách tiếc thay không có chủ 

Thâm để thêm thẹn với danh lam 

Bài Ngẫu vịnh ở Kon Tum: 

Chen vai thủ kiến đã đà vinh 

Phong cảnh Kon Tum lại có tình 

Thân đất thấp lần, sông chảy ngược 

Chân trời cao bổng núi thu hình 

Làng thi xem lại dân còn kém; 

Cần rượu say rồi mọi cũng xinh! 

Vừa được làm quan vừa ở ẩn 

Lâm tuyền bốn phía của riêng mình. 

Khúc Tiêu Đồng có nhiều thông tin, tư liệu, ảnh, thơ... có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, có những truyện về quan trí, quan trường. Đây là tài liệu quý cho nghiên cứu nhân vật lịch sử nhất là bà con họ Hà chúng ta.


Hà Nội, tháng 4/2016 


Hà Văn Tăng (Sưu tầm) 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét