Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài

Xin mượn tạm danh hiệu ‘Người đẹp Bình Dương’ của nữ minh tinh một thời nổi tiếng, Thẩm Thúy Hằng, để đặt tên cho đoạn viết này về Người Ðẹp Sài Gòn. Theo nhận định có phần chủ quan của tôi, những người đẹp Sài Gòn vào thời 60s có những nét đẹp mà các cô gái ngày nay không thể nào sánh bằng. 
Hãy tưởng tượng một hình ảnh người đẹp Sài Gòn qua thơ Nguyên Sa mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã phổ nhạc: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông. Áo dài may từ lụa Hà Ðông thướt tha, mềm mại. 
Ðẹp nhất là cảnh những cô gái mặc áo dài đi trên chiếc xe Velo Solex, loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước. 

Tưởng cũng nên có đôi dòng về chiếc Solex của thời Sài Gòn những năm 1960. Ði Solex là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo vì phía đầu xe rất nặng. Ấy thế mà những cô gái Sài Gòn vẫn tha thướt trên chiếc Solex trước những cặp mắt mê mẩn của cánh đàn ông.



Người đẹp & Velo Solex
Vào những năm đầu thập niên 60, hình ảnh những nữ sinh ngồi trên chiếc xe Solex

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Người mê phở nói chuyện phở







Cả hơn tuần nay tôi ể mình, không có ra ngoài. Hồi sáng thấy trong người khỏe lại, chợt thèm phở cách gì.
Nhắc đến phở là đúng băng tần của tôi rồi, bởi vì tôi có rất nhiều kỷ niệm riêng tư về phở với ông bô của tôi, kể hoài không hết. Nay đã về hưu, và ông bô tôi cũng đã leo lên bàn thờ ăn xôi nghe kèn từ hơn 30 năm nay rồi, nhưng mỗi lần ăn phở đều ít nhiều nghĩ đến ông bô tôi.
Mặc dù xuất thân "Cao Cẳng Sư Cụ Đông Dương", ông bô tôi vẫn thuộc loại thầy giáo thủ cựu, đạt tiêu chuẩn "thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn", mà tôi lại là con trai đầu lòng - cậu cả con bà hai, loại "con đợi con chờ, con cầu con khẩn" - nên được ổng cưng lắm, mà càng cưng lại càng chết... cha tui! Ổng o ép tôi từ cái học đến cái ăn, muốn nhào nặn tôi thành một "bản sao" của ổng. Về cái học thì thỉnh thoảng ổng lại múa roi mây, bắt chia “vẹc bờ” các “tăng” các “mốt”, lạng quạng là ổng lôi tôi ra "uýnh biểu diễn" cho đám học trò của ổng coi chơi, uýnh đến nỗi không lớn được, thành thử bây giờ vóc vạc nhỏ thó. Về cái ăn thì ổng ăn cái gì, tôi phải ăn cái đó, ổng ăn kiểu gì tôi phải ăn kiểu đó.

Phở phiêu lưu ký, Tin tức trong ngày, pho, pho Viet, nuoc pho, soi pho, pho Ly Quoc Su, pho Dau, nau pho, banh pho, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
 
Riêng về phở thì gần hết một đời, tôi vẫn chưa thấy ai mê phở như ông bố tôi. Đối với ổng, ăn phở không phải để ăn cho no, mà để ăn cho... sướng! Hồi 1954 trở về trước ở Hà Nội, thành phố bé bằng cái bàn tay, không tiệm phở nào mà ổng không dẫn tôi tới ăn thử, để chọn những chỗ ngon nhất theo cái "gu" của ổng. Ổng chê phở Cửa Nam là nước không trong, bánh không mỏng, không dai, nhất là ổng cực lực đả kích món phở tái sách của tiệm này. Theo ổng, phở thì phải là phở bò, và là phở chín, thịt mới thơm, còn tái thì có mùi gây của thịt bò sống, làm mất mùi phở, đồng thời thịt sống làm nước phở "đục như nước cống", ăn phở tái là không biết ăn phở(!). Ổng cũng thích nhậu sách bò lắm chớ có phải không đâu, nhưng phải là sách chấm tương gừng, ăn với húng giũi thôi, không thể cho vào phở được. Ổng chê phở Cửa Nam thua xa phở Cầu Gỗ. Ổng có thể ăn phở sáng-trưa-chiều-tối-khuya, từ sớm tinh mơ đến tối mịt mờ khuya lắc khuya lơ, bất cứ lúc nào, và có thể ăn ngày này sang tháng khác. Ổng coi phở như một món ăn chơi, thích lúc nào thì ăn lúc nấy, ăn lấy hương lấy hoa thôi. Một phần cũng vì bát phở (từ ngày vô Nam tôi mới quen kêu bằng tô phở) Hà Nội thời đó nhỏ xíu, ít xỉn, nông toẹt - tiếng văn chương kêu bằng "thanh cảnh " - tuổi thiếu niên trổ giò của tôi hồi đó thì chỉ húp ba bốn húp là tiêu bát phở! Chả là phở gánh Hà Nội ngày xưa không ăn bằng thìa (muỗng), chỉ có đũa để gắp, và... kê miệng húp!

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

ÔNG TỔ THẦN NÔNG LÀ HÁN HAY VIỆT?

ÔNG TỔ THẦN NÔNG LÀ TÀU HAY NGƯỜI VIỆT?
     
 Nhiều học giả ngoại quốc khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử “con Rồng cháu Tiên” là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt.
     Kể từ khi Ngô Sĩ Liên dẫn truyện họ Hồng Bàng trong “Lĩnh Nam Trích Quái” để chép kỷ Hồng Bàng trong bộ Đại Việt sử ký Toàn Thư, thì lần đầu tiên truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc được ghi trong chính sử nước ta. Điểm đặc biệt là

Cộng Đồng Bách Việt: Hiện Thực Lịch Sử Của Truyền Kỳ “Trăm Trứng Nở Trăm Con”

Chúng ta đang sống trước thềm của thiên niên kỷ thứ ba nên mỗi khi nghĩ về huyền thoại Rồng Tiên thì thoạt đầu, ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng là truyện huyền hoặc, hoang đường. Dù có tự hào là con Rồng cháu Tiên nhưng với ý nghĩ đơn giản của đời thường, chúng ta vẫn hoài nghi vì trên đời làm gì có truyện người đẻ ra trứng, rồi trứng nở ra người? Với tất cả tấm lòng và thái độ trân trọng nghiêm chỉnh và với phương pháp nghiên cứu huyền thoại để tự đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử thời cổ đại thì những ẩn ý hàm tàng trong huyền thoại sẽ gợi mở sáng tỏ, minh nhiên lý giải những vấn nan khúc mắc tự ngàn xưa. Có một thực tế mà chúng ta phải hiểu rõ đó là tất cả các dân tộc thời cổ đại đều tin tưởng thần linh chở che trong mọi sinh hoạt cuộc sống. Thật vậy, khi con người vừa bước ra khỏi thời kỳ ăn lông ở lỗ của thuở hồng hoang để bước vào hình thái xã hội ban sơ, con người cảm thấy nhỏ nhoi trước sức mạnh kỳ bí của thiên nhiên nên yếu tố thần linh ngự trị trong mọi sinh hoạt của họ.