(tt)
1. Khoa thi năm mậu tuất .-
Năm mậu tuất (1898), nhạm năm Thành Thái thứ mười, khoa thi hội được tổ
chức tại kinh đô Huệ Trong khoa thi nầy, chỉ có một người chánh trúng
cách là Nguyễn Tự Như, ban giám khảo trường thi thấy ít quá, xin vua gia
ân dự hạng chánh trúng cách hai người nữa là Nguyễn Văn Trình và Phạm
Tuấn, ngoài ra còn chọn thêm mười bốn người dự hạng thứ trúng cách (1).
Như vậy, trước sau có tất cả mười bảy người được chấm đậu kỳ thi Hội,
vào thi đình để phân định cao thấp. Kết quả thi đình chia ra như sau:
tám thí sinh đỗ tiến sĩ và chín thí sinh đỗ phó bảng.
Sau đây là toàn văn phiên âm bia tiến sĩ số 26 đặt tại Văn Miếu Huế về các vị trúng tuyển khoa thi năm mậu tuất (2).
Hoàng Triều Thành Thái Thập Niên Mậu Tuất Khoa Tiến Sĩ Ðề Danh Bia
Tứ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân nhất danh Ðào Nguyên Phổ: tọa giám cử
nhân niên canh tân dậu tam thập bát tuế Thái Bình tỉnh Thái Ninh phủ
Quánh Côi huyện Ðồng Trực tổng Thượng Phán xa.
Tứ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân thất danh : Phạm Liệu tòng tỉnh
cử nhân niên canh quý dậu nhị thập lục tuế Quảng Nam tỉnh Ðiện Bàn phủ
Diên Phước huyện Hòa Thượng tổng Trừng Giang xạ Phan Quang tòng tỉnh cử
nhân niên canh quý dậu nhị thập lục tuế Quảng Nam tỉnh Thăng Bình phủ
Quế Sơn huyện Xuân Phú trung tổng Phước Sơn thượng xạ Nguyễn Quý Song
giáp ngọ khoa cử nhân niên canh giáp tý tam thập ngũ tuế Nghệ An tỉnh An
Sơn phủ Nam Ðàn huyện Xuân Liên tổng Xuân Liễu xa. Nguyễn Văn Trình tọa
giám ấm sinh cử nhân niên canh nhâm thân nhị thập thất tuế Hà Tĩnh tỉnh
Ðô Liêu tổng Kiệt Thạch xã Cơ Trúc thôn. Phạm Tuấn Thăng Bình phủ giáo
thọ cử nhân xuất thân niên canh nhâm tý tứ thập thất tuế Quảng Nam tỉnh
Ðiện Bàn phủ Diên Phước huyện Phú Khướng thượng tổng Xuân Ðài thôn.
Nguyễn Tự Như Tuy An phủ dực thiện cử nhân xuất thân niên canh Canh Thân
tam thập cửu tuế Quảng Trị tỉnh Triệu Phong phủ Gio Linh huyện An Xá
tổng Hà Thướng xạ Bùi Thức bính tuất khoa nhân niên canh kỷ mùi tứ thập
tuế Hà Nội tỉnh Lý Nhân phủ Thanh Liêm huyện Mơ Trường tổng Châu Cầu xả.
Tạm dịch nghĩa :
Bia đề tên tiến sĩ khoa mậu tuất hoàng triều Thành Thái năm thứ 10.
Ban đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân một người :
Ðào Nguyên Phổ, cử nhân, học trường quốc tử giám, sinh năm tân dậu, ba
mươi tám tuổi, người làng Thượng-Phán tổng Ðồng-Trực, huyện Quánh-Côi,
phủ Thái-Ninh, tỉnh Thái-Bình (3).
Ban đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân bảy người :
- Phạm Liệu, cử nhân, học trường tỉnh, sinh năm quý dậu, hai mươi sáu
tuổi, người làng Trừng Giang, tổng Ða Hòa thượng, huyện Diên Phước, phủ
Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Phan Quang, cử nhân, học trường tỉnh, sinh năm quý dậu, hai mươi sáu
tuổi, người làng Phước Sơn thượng, tổng Xuân Phú trung, huyện Quế Sơn,
phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Nguyễn Quý Song, cử nhân khoa giáp ngọ, sinh năm giáp tý, ba mươi lăm
tuổi, người làng Xuân Liễu, tổng Xuân Liên, huyện Nam Ðàn, phủ An Sơn,
tỉnh Nghệ An.
- Nguyễn Văn Trình, cử nhân, ấm sinh học trường quốc tử giám, sinh năm
nhâm thân, hai mươi bảy tuổi, người thôn Cơ Trúc, làng Kiệt Thạch, tổng
Ðô Liêu, huyện Can Lộc, phủ Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm Tuấn, giáo thọ phủ Thăng Bình, xuất thân cử nhân, sinh năm nhâm
tý, bốn mươi bảy tuổi, người thôn Xuân Ðài, tổng Phú Khướng thượng,
huyện Diên Phước, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Nguyễn Tự Như : Dực thiện phủ Tuy An, xuất thân cử nhân, sinh năm
canh thân, ba mươi chín tuổi, người làng Hà Thượng, tổng An Xá, huyện
Gio Linh, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Bùi Thức, cử nhân khoa bính tuất, sinh năm kỷ mùi, bốn mươi tuổi,
người làng Châu Cầu, tổng Mơ Trường, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, tỉnh
Hà Nội.
Những thí sinh trúng tuyển tiến sĩ mới được khắc tên vào bia đá còn
những người đỗ phó bảng thì không được. Khoa nầy ngoài tám tiền sĩ còn
lấy đỗ chín phó bảng trong đó có hai người Quảng Nam là ông Ngô Truân
đứng đầu và ông Dương Hiển Tiến đứng cuối danh sách phó bảng (4).
Như vậy, trong khoa thi đình năm mậu tuất 1898, không có ai đỗ đệ nhất
giáp hay tiến sĩ cập đê Người đỗ đầu chỉ là đệ nhị giáp tức hoàng giáp
hay tiến sĩ xuất thân, sau đó là bảy đồng tiến sĩ xuất thân (hạng thứ)
cộng thêm chín phó bảng, tất cả là mười bảy ngườị Chín phó bảng là : Ngô
Truân, Nguyễn Viết Tuyên, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Ðạo
Quán, Nguyễn Văn Ðàm, Nguyễn Ðức Ðàm, Trần Ðình Bách, Dương Hiển Tiến.
Trong số mười bảy người trúng tuyển nầy thì tỉnh Quảng Nam có năm người,
ba tiến sĩ và hai phó bảng. Trong năm người nầy, thứ tự đỗ cao thấp là :
Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn (đồng tiến sĩ xuất thân), Ngô Truân,
Dương Hiển Tiến (phó bảng). Ngoại trừ Phan Quang là người huyện Quế Sơn
phủ Thăng Bình, bốn người còn lại cùng huyện Diên Phước, phủ Ðiện Bàn.
2. Ngũ phụng tề phi
Việc năm người cùng tỉnh đỗ đồng khoa đình thí là một sự kiện hiếm có
trong lịch sử khoa cử nước ta. Sau kỳ thi hội và thi đình thường có
nhiều lễ lạc chúc tụng các tân khoa như yến tiệc, coi hát, xem hoa trong
vườn ngự uyển và nhất là lễ vinh quy bái tộ Các quan chức các địa
phương phải cử người đến gặp các tân khoa để tổ chức đám rước về quê.
Không có tài liệu nào ghi lại lễ vinh quy của năm vị đại khoa Quảng Nam
năm 1898, mà ngày nay chỉ nghe lưu truyền lại rằng năm vị nầy được được
vinh danh là Ngũ phụng tề phi tức là năm con chim phụng cùng bay.
Thuyết thứ nhất về Ngũ phụng tề phi nói rằng sau khi năm thí sinh cùng
tỉnh Quảng Nam đồng thi đỗ, vua Thành Thái (trị vì 1889-1907) và triều
đình Huế "ban cho mới vị bốn chữ Ngũ phụng tề phi (năm con phụng cùng
bay) (5).
Việc vua Thành Thái và triều đình tặng cờ Ngũ phụng nếu có là một vinh
dự lớn chẳng những cho năm tân khoa mà còn cho toàn thể dân chúng Quảng
Nam. Nhưng rất tiếc, rà soát lại trong sử sách về học thuật khoa bảng
triều Nguyễn đều không có ghi lại điều nầy, kể cả các sách của Cao Xuân
Dục, về đăng khoa lục cũng như về điạ phương chị Các sách của các tác
giả địa phương Quảng Nam thời đó, hoặc sau một chút, thời Phan Chu
Trinh, Huỳnh Thúc Kháng cũng không thấy nhắc đến. Một hành động ưu ái
đặc biệt như thế của vị hoàng đế nước Nam mà trước sau không được ghi
lại, đồng thời một cuộc vinh quy về tỉnh rầm rộ, có cờ biển Ngũ Phụng tề
phi như thế mà chẳng có sách vở nào lúc đó nhắc đến có nghĩa là rất
tiếc đã không xảy ra.
Thuyết thứ hai về lá cờ trên đó có thêu bốn chữ Ngũ phụng tề phi là lá
cờ do ông Ðào Tấn (1845-1907) tặng. Thuyết nầy cho rằng khi các tân đại
khoa trở về Quảng Nam, tổng đốc Quảng Nam lúc ấy là Ðào Tấn và đốc học
Quảng Nam là Trần Ðình Phong đã tặng lá cờ nầy cho các tân khoa (6).
Nhưng đọc kỹ lại tiểu sử Ðào Tấn, trong suốt sự nghiệp quan lại của ông,
không có khi nào Ðào Tấn làm tổng đốc Quảng Nam cả.
Ðào Tấn, tự là Chỉ Phúc, hiệu là Mộng Mai hay Mai Tăng, sinh năm 1845
tại Bình-Ðịnh, lúc nhỏ đi học với tú tài Nguyễn Diêu, tác giả của nhiều
vở tuồng nổi tiếng như Ngũ Hổ, Võ Tam Tư chém cáo, Nhạc Phi phá biạ Chịu
ảnh hưởng của thầy, Ðào Tấn đã tập viết tuồng lúc còn đi học, đỗ cử
nhân trường thi Bình-Ðịnh năm 1867 (đinh mão) (7). Năm 1871, Ðào Tấn làm
hiệu thư trong nội các viện ở Huế, soạn thảo các kịch bản tuồng theo
lệnh của vua Tự Ðức (trị vì 1847-1883). Năm 1874, ông đi làm tri phủ
Quảng Trạch (Thừa Thiên) rồi lần lần lên Phủ Doãn Thừa Thiên năm 1878
(8). Năm 1883, Tự Ðức từ trần, tình trạng triều đình xáo trộn, Ðào Tấn
từ quan về quệ Khi Ðồng Khánh lên ngôi năm 1885, Ðồng Khánh triệu ông ra
làm quan phủ Doãn trở lạị Năm 1889, Ðào Tấn ra làm tổng đốc An Tĩnh
(Nghệ An, Hà Tĩnh) lần thứ nhất, rồi về lại kinh đô Huế làm thượng thư
bộ Công, qua bộ Binh, đến bộ Hình. Năm 1898, ông ra làm tổng đốc An Tĩnh
lần thứ nhị Trong thời gian nầy, Phan Bội Châu định khởi nghĩa bị bại
lộ nhờ Ðào Tấn che chở mới khỏi bị bắt. Năm 1902, Ðào Tấn về lại Huế làm
thượng thư bộ Công rồi xin về hưu trí năm 1904. Ðào Tấn từ trần năm
1907. Ông sáng tác nhiều vở tuồng rất nổi tiếng như Diễn võ đình, San
hậu, Ðào Phi Phụng... Như vậy, trong suốt cuộc đời của Ðào Tấn, ông từ
Bình Ðịnh ra Huế làm quan, rồi ra Nghệ An Hà Tĩnh, chứ chưa bao giờ ghé
lại Quảng Nam làm tổng đốc, cho nên không thể nói là "tổng đốc Quảng Nam
Ðào Tấn" đã tặng cờ các tiến sĩ.
Ngang đây, có một số câu hỏi cần được đặt ra : nếu không có chuyện lá
cờ thì huyền thoại nầy từ đâu mà có. Nếu có chuyện lá cờ, thì ai tặng lá
cờ, tặng cho ai và tặng trong trường hợp nào ? Ai được vinh dự giữ lá
cờ đó ? Nếu một trong những tân khoa được giữ lá cờ, thì gia phả trong
gia đình của tân khoa đó thế nào cũng có ghi lại việc nầy vì vào thời
trước, đây là một vinh dự lớn lao mà gia đình chắc chắn không thể quên
ghi vào gia phả . Nhưng không có gia đình con cháu của vị đại khoa nào
trong Ngũ phụng tề phi ghi nhận điều nầy cả .
Có một thuyết thứ ba về vấn đề lá cờ Ngũ phụng tề phi. Theo thuyết nầy,
ngày xưa, trước khi trình diễn vở tuồng hát bội chính thức, các thầy
tuồng, tức các đạo diễn, cho bắt đầu buổi hát bằng một màn giáo đầu ngắn
về một chuyện thời sự, thường thường là chúc tụng quan khách về một sự
kiện quan trọng hoặc một chuyện vui vẻ mới xảy ra cho quan khách hoặc
gia đình quan khách. Ví dụ vua hoặc một vị quan, hoặc một khách quý của
buổi diễn tuồng vừa mới có con, con mới thi đậu, con mới cửi vợ hay lễ
sinh nhật, tứ, ngũ, lục tuần...
Sau khoa thi tiến sĩ năm mậu tuất (1898), các tân khoa được dự yến tiệc
vua ban và được dự buổi hát bội cung đình vì lúc đó, Ðào Tấn đã huấn
luyện được một đoàn hát trong nội cung rất nổi tiếng. Chính trong buổi
hát bội cung đình nầy, đạo diễn Ðào Tấn đã chúc mừng năm vị đồng khoa
người Quảng Nam bằng một lá cờ của đoàn hát phất qua phất lại trên sân
khấụ Trên lá cờ có thêu năm con chim phụng, ba con đang bay và hai con
đang nhắp cánh sửa soạn baỵ Ba con đang bay tượng trưng cho ba vị tiến
sĩ và hai con còn đậu trên cành mới nhắp cánh sửa soạn bay, tượng trưng
cho hai vị phó bảng.
Trong lúc màn chúc tụng trình diễn trên sân khấu, Ðào Tấn tặng cho mới vị tiến sĩ một bài thơ:
Bài thơ tặng tiến sĩ Phạm Liệu :
Chiết quế nhơn tùng nguyệt điện lai,
Ðình bôi vị vấn thiếu niên tài,
Khán hoa mã quá song kiều lộ,
Thùy vị nam nhi đệ nhất maị
Tạm dịch nghĩa :
Bẻ về cành quế Hạng Nga,
Chén nồng, xin hỏi trẻ mà tài cao,
Xem hoa cởi ngựa qua cầu,
Cành nam ai kẻ trổ đầu hoa maỉ
Bài thơ tặng tiến sĩ Phan Quang :
Giang sơn thành thục vị tài đa,
Tam quế tề khai nhất vạn hoa,
Cánh hữu Quảng Hàn cung tại khách,
Dũ tương thể bút tả Hạng Ngạ
Tạm dịch nghĩa :
Non sông un đúc lắm tài cao,
Ba cụm đỗm bông quế một màu,
Có khách Quảng Hàn vừa mới đến,
Bút hoa tô nét nguyệt thanh taọ
Bài thơ tặng tiến sĩ Phạm Tuấn :
Vận hội tuần hoàn ngũ thập niên,
Thử ban tương kế xuất danh hiền,
Trúc ba nhân khứ Hà ba tại,
Nhụy bản du truyền giáp ất tiên.
Tạm dịch nghĩa :
Năm mươi năm hội tuần hoàn,
Tôi hiền liên tiếp nảy vang đất nầy,
Cụ Hà đó, cụ Trúc đi,
Bút tiên giáp ất ghi tên bảng vàng (9).
Theo thuyết nầy, chẳng có chuyện vua Thành Thái hay tổng đốc Ðào Tấn
ban cờ, chẳng có đại tân khoa nào được giữ cờ, mà đó chỉ là lá cờ của
đoàn hát cung đình trong một buổi trình diễn giúp vui cho các vị tân
khoa sau buổi đại yến vua ban, đặc biệt tác giả Ðào Tấn, nhà soạn tuồng
chính thức của cung đình nhà Nguyễn, lúc bấy giờ đang làm thượng thư bộ
Hình trước khi ra làm tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh), đã đạo diễn
một màn ngắn để vinh danh các tân khoa tiến sĩ, nhất là năm vị sĩ tử
Quảng Nam cùng thi đỗ một lần. Ðáng chú ý là Ðào Tấn chỉ làm thơ tặng ba
vị tiến sĩ, chứ không đề cập đến hai vị phó bảng. Như thế, sao gọi là
Ngũ phụng tề phi ?
Cuối cùng, chúng ta không nên bỏ qua một truyền thuyết nữa : đó là tích
Ngũ phụng tề phi không phải lần đầu tiên xuất hiện với năm vị đại khoa
đất Quảng năm 1898, mà trong văn học sử Trung Hoa đã có từ lâu. Theo
sách "Lư Lăng thi chú" (10), bên Trung Hoa, thời Tống Thái Tông (trị vì
976-1003), có năm người cùng quận Lư Lăng tên là Giả Hoàng Trung, Tống
Bạch, Lý Chí, Lã Mông Chính, Tô Dị Giản, cùng trúng tuyển chức "Hàn lâm
học sĩ " Một vị đại quan trong triều, tên Hổ Mông, đã làm thơ mừng các
tân quan hàn lâm học sĩ, trong đó có câu "Ngũ phụng tề phi nhập hàn lâm"
nghĩa là "Năm con chim phụng cùng bay vào viện hàn lâm."
Do tích cũ nầy, có người hay chữ nhớ đến chuyện xưa, đã gọi năm vị đại
khoa Quảng Nam năm 1898 là Ngũ phụng tề phi. Từ đó, chuyện Ngũ phụng tề
phi được truyền khẩu từ người nầy qua người khác, từ thời nầy qua thời
khác, rồi dần dần không ai còn nhớ xuất xứ như thế nào.
Thuyết nầy có lý ở chỗ tại Quảng Nam không phải chỉ xuất hiện danh xưng
Ngũ phụng mà còn có hai danh xưng khác nữa là Tứ kiệt và Tam hộ Tứ kiệt
là bốn người Quảng Nam đậu phó bảng đồng khoa tân sửu (1901) là Nguyễn
Ðình Hiến, Nguyễn Mậu Hoán, Võ Vỹ, Phan Chu Trinh. Tam hổ là ba người
Quảng Nam đậu thủ khoa ba kỳ thi hướng tại trường thi Thừa Thiên trong
thời gian gần nhau và sống đồng thời với nhau là Phạm Liệu (năm 1894),
Huỳnh Thúc Kháng (năm 1900) và Võ Hoành (năm 1903) (11).
Thuyết nầy có thể bổ túc cho thuyết thứ ba trên đây vì biết đâu Ðào Tấn
là người học rộng, biết nhiều chuyện xưa tích cũ để viết tuồng, nên ông
đã mượn đoạn sử nhà Tống, mà Tống Nho rất được nhà Nguyễn quý chuộng,
để vinh danh các nhà tân khoa Quảng-Nam năm 1898.
3. Ngũ phụng bay về đâu ?
Năm người đồng hướng Quảng Nam đỗ đạt cùng một lần là một niềm vinh dự
và khích lệ lớn đối với sĩ tử Quảng Nam lúc đó. Nhưng điều quan trọng là
sau hào quang cử nghiệp, họ đã hành xử như thế nào ? Hành trạng của họ
ra sao ? Nói cách khác, năm con chim phụng Quảng Nam khoa mậu tuất đã
bay về đâu ?
Con chim đầu đàn là Phạm Liệụ Phạm Liệu, cháu nội của Phạm Hữu Nghi (đỗ
hương cống tức cử nhân tại trường Trực Lệ tức Thừa Thiên năm 1821, tham
tri bộ Lễ thời Minh Mạng), sinh năm 1873 (quý dậu), người làng Trừng
Giang, huyện Diên Phước, phủ Ðiện Bàn. Năm 1894 (giáp ngọ), Phạm Liệu đỗ
đầu kỳ thi Hương tại trường Thừa Thiên. Sau khi đỗ thứ nhì kỳ thi tiến
sĩ tại Huế năm 1898 (mậu tuất) ông ở lại Huế học thêm tiếng Pháp tại Ðại
Pháp Tự Thoại Học Ðường đến năm 1900 mới tốt nghiệp.
Phạm Liệu bắt đầu sự nghiệp quan lại từ chức vụ tri huyện Ðông Sơn
(Thanh Hóa) năm 1901 rồi đi lên dần dần. Năm 1905, ông về Huế làm chủ sự
bộ Hình, đi tri huyện Phù Cát (Bình Ðịnh) năm 1908, về làm viên ngoại
phụ chánh viện cơ mật năm 1912, bổ án sát tỉnh Quảng Ngãi năm 1914. Tại
đây, năm 1916, Phạm Liệu đã phát hiện kế hoạch khởi nghĩa của Việt Nam
Quang Phục Hội Trung Kỳ do vua Duy Tân (trị vì 1907-1916) đứng đầu. Ông
báo cho tuần vũ Quảng Ngãi và công sứ Pháp tại Quảng Ngãi biết. Viên
công sứ điện về Huế và các nơi đề phòng, do đó cuộc khởi nghĩa thất bại,
Thái Phiên, Trần Cao Vân bị chém ở An Hòa (Huế), vua Duy Tân bị Pháp
đày đi đảo Réunion trong Ấn Ðộ dương. Sau đó, Phạm Liệu được thăng quan
nhanh chóng, lên đến thượng thư bộ Binh năm 1929. Năm 1933, ông bị thay
thế trong đợt trẻ hóa và Âu hóa lớp thượng quan khi vua Bảo Ðại (trị vì
1925-1945) du học từ Pháp trở về cầm quyền (12). Phạm Liệu về hưu trí và
mất ở quê nhà năm 1937.
Phan Quang, sinh năm 1873 (quý dậu), cháu nội của Phan Văn Thuật (đỗ cử
nhân năm 1840, bố chánh Tuyên Quang), người huyện Quế Sơn, phủ Thăng
Bình, đỗ cử nhân thứ ba trong ká thi Hương trường thi Thừa Thiên năm
1894, đỗ tiến sĩ thứ ba trong khoa thi Hội 1898. Cũng như Phạm Liệu,
Phan Quang ở lại Huế học thêm tiếng Pháp đến năm 1900.
Năm 1901, Phan Quang làm tri huyện Lệ Thủy, rồi tri huyện Bố Trạch tỉnh
Quảng Bình. Năm 1905, Phan Quang xung đột với viên công sứ Pháp về vấn
đề thuế điền thổ nên bị triệu hồị Năm 1910, Phan Quang được phục chức,
đi làm giáo thọ Tuy An (Phú Yên) rồi lên dần dần đến tham tri bộ Hình
năm 1926. Năm 1930, Phan Quang về quê hưu trí và từ trần năm 1939.
Phan Quang có người anh là tú tài Phan Xán, hai người em là tú tài Phan
Ấm và Phan Vĩnh đỗ cử nhân năm 1906. Phan Quang là phụ thân của sử gia
Phan Khoang và nhà văn Phan Du.
Phạm Tuấn hay Phạm Trọng Tuấn, lớn tuổi nhất trong Ngũ phụng tề phi,
người làng Xuân Ðài, huyện Diên Phước, phủ Ðiện Bàn, sinh năm 1852 (nhâm
tý), đỗ cử nhân năm 1879 (kỷ mão) tại trường thi Thừa Thiên, được chấm
đỗ kỳ thi hội năm 1885 (ân khoa khi Hàm Nghi lên ngôi), nhưng chưa công
bố kết quả thì xảy ra binh biến đêm 4-7 nên không được thừa nhận.
Trong khoa thi hội năm 1898, Phạm Tuấn chỉ được bảy phân, còn thiếu một
phân mới hợp cách trúng tuyển nhưng vì khoa nầy quá ít người trúng cách
nên Phạm Tuấn được gia ân cho đổ. Phạm Tuấn được bổ làm huấn đạo Quế
Sơn năm 1888, thỉnh thoảng có giữ chức vụ hành chánh, nhưng đa phần ông
phụ trách về ngành giảng dạỵ Năm 1908, Phạm Tuấn được bổ làm đốc học Hà
Tĩnh. Năm 1913 (quý sửu), ông về hưu trí tại quê nhạ Phạm Tuấn nổi tiếng
về tài làm câu đối, có lần được cụ Phan Bội Châu rất khen ngợi.
Ngô Truân, hay Ngô Trân, Ngô Chuân, Ngô Lý, người gốc làng Mông Lãnh,
huyện Quế Sơn, phủ Thăng Bình, sau dời đến làng Cẩm Sa, huyện Diên
Phước, phủ Ðiện Bàn, đỗ cử nhân thứ tư tại trường thi Thừa Thiên năm
1894 (giáp ngọ). Trong khoa thi hội 1898, Ngô Truân bị thiếu một phân
nên không được chấm đỗ tiến sĩ, ông đành xếp hạng đầu trong danh sách
phó bảng. Ông được bổ làm tri huyện Thạch Hà, Nghệ An nhưng chẳng bao
lâu qua đời vì bạo bệnh.
Dương Hiển Tiến, sinh năm 1866 (bính dần), người làng Cẩm Lậu, huyện
Diên Phước, phủ Ðiện Bàn, đỗ cử nhân trường thi Thừa Thiên năm 1891 (tân
mão), đỗ phó bảng chót trong khoa thi đình năm 1898 (mậu tuất). Ông từ
trần sớm khi chưa ra làm quan.
Ngoài sự nghiệp quan lại trong một triều đình do người Pháp bảo hộ, các
vị tiến sĩ, phó bảng Ngũ phụng tề phi trên đây chẳng làm được việc gì
xuất sắc, kể cả không để lại một tác phẩm văn chướng giá trị nào. Từ
việc học giỏi, đỗ cao đến khi ra đời ứng dụng tri thức, đóng góp xây
dựng quốc gia xã hội là một bước rất ngắn, nhưng rất khó khăn và khác
biệt, không phải ai cũng làm được.
Trước đó không lâu, tại Quảng Nam, đã xuất hiện nhiều bậc đại khoa
không có hào quang lấp lánh như Ngũ phụng tề phi đã để lại sự nghiệp lưu
danh muôn thuở như Phạm Phú Thứ (1821-1882), tiến sĩ năm 1843, Hoàng
Diệu (1832-1882), phó bảng năm 1853, Trần Văn Dư (1842-1885), tiến sĩ
năm 1875, Nguyễn Duy Hiệu (1847-1887), phó bảng năm 1879.
Sau Ngũ phụng tề phi, cũng từ Quảng Nam, những đại khoa lặng lẽ rời
trường thi ở kinh đô Huế như Phan Chu Trinh (1872-1926), phó bảng năm
1901, Trần Quý Cáp (1870-1908), Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) tiến sĩ năm
1904, lại là những người khởi xương phong trào duy tân vào đầu thế kỷ
20, làm thay đổi mạnh mẽ tiến trình văn hóa dân tộc, ảnh hưởng rất lớn
đến lịch sử hiện đại Việt Nam.
Như vậy năm con chim phụng đất Quảng cùng tung cánh rầm rộ trong khoa
thi đình năm mậu tuất (1898), ngoài tiếng tăm đỗ đạt ban đầu, chẳng bay
đâu xa mà duy nhất chỉ để lại cho
con cháu đời sau tấm gương hiếu học mà thôị Họ chỉ là những bông hoa rộ
nở của nền khoa cử cổ điển Quảng Nam, tàn phai theo thời gian và dần
dần trở thành huyền ảnh của một thời vàng son khoa bảng đã qua.
CHÚ THÍCH :
(1) Cao Xuân Dục, Quốc triều đăng khoa lục, Lê Mạnh Liêu dịch, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài-Gòn, 1962, tt. 228-233.
(2) Bia tiến sĩ số 26 đặt tại Văn Miếu Huế gồm hai phần : phần đầu khắc
khoa thi năm mậu tuất (1898), phần thứ nhì khắc khoa thi năm tân sửu
(1901). Không khắc tên các phó bảng. Những chữ trên bia khắc lớn, chúng
tôi in đậm.
(3) Ðào Nguyên Phổ, tên thật là Ðào Văn Mai, sinh năm 1861 (tân dậu),
người tỉnh Thái-Bình, đỗ cử nhân trường Hà-Nội, Nam Ðịnh (thi chung ở
trường Thanh-Hóa) năm 1884 (giáp thân), đỗ đầu ká thi đình năm 1898 (mậu
tuất). Lúc đầu, Ðào Nguyên Phổ làm quan ở Huế, nhưng ông lại có tư
tưởng cấp tiến, hay tìm đọc các tân thư từ nước ngoài đưa vào rồi cho
Phan Chu Trinh mượn đọc, sau ra bắc, làm báo và ggiúp Lương Văn Can mở
Ðông Kinh Nghĩa Thục năm 1906. Ngoài việc viết báo, Ðào Nguyên Phổ còn
viết sách, đã để lại sách
Việt sử tân ước.
(4) Về tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài, thi hướng, thi hội, thi
đình, Văn miếu, trường thi, xin xem bài "Thi cử tại Huế trước thời Quốc
Học" của cùng người viết trên Thế kỷ 21 các số 87 và 88.
(5) Thái Văn Kiểm, Cố đô Huế, Nha Văn Hóa Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài-Gòn 1960, tr.166
(6) Phạm Ngô Minh, Trương Duy Hy, Khoa bảng Quảng-Nam dưới thời nhà
Nguyễn (1601-1919), Ðà-Nẵng, 1995, tr. 212. Ðốc học Trần Ðình Phong,
người huyện Yên Thành, Nghệ-An, đỗ cử nhân trường Nghệ-An năm 1876 (bính
tý), đỗ tiến sĩ năm 1879 (kỷ mão), là phụ thân của các ông Trần Ðình
Diệm, Trần Ðình Phiên, bác sĩ Trần Ðình Nam (bộ trưởng nội vụ chính phủ
Trần Trọng Kim năm 1945).
(7) Cao Xuân Dục, Quốc triều hướng khoa lục, bản dịch Nxb TpHCM, 1993, tr. 386.
(8) Thừa Thiên phủ Doãn là quan đầu tỉnh Thừa Thiên, chức vụ nầy do vua
Minh Mạng (trị vì 1820-1840) lập ra năm 1823, có hàm chánh tam phẩm văn
giaị (Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn, Trần Thanh Tâm, Nxb Thuận Hóa,
1996, tr. 172)
(9) Những bài thơ nầy theo tài liệu của Nguyễn Bội Liên, Quảng Nam nhân vật chí, bản in ronéo, Hội An 1969.
Cụ Hà là Hà Ðình Nguyễn Thuật (1842-1911), người làng Hà Lam, huyện Lễ
Dương (Thăng Bình), Quảng Nam, đỗ cử nhân năm 1867, đỗ phó bảng năm
1868, từng làm chánh sứ sang Trung Hoa năm 1882, sau lên thượng thư bộ
Lại, rồi bộ Hộ, bộ Binh. Cụ Trúc là Trúc Ðường Phạm Phú Thứ (1821-1882),
người làng Ðông Bàn, huyện Diên Phước (Ðiện Bàn), Quảng Nam, đỗ đầu kỳ
thi hướng năm 1842, đỗ đầu ká thi hội năm 1843, làm quan rất ngay thẳng,
có lần phê phán sinh hoạt triều đình, bị Tự Ðức (trị vì 1847-1883) đưa
đi làm lính trạm Thừa Nông. Năm 1863, làm khâm sai đại thần cùng Phan
Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp thương thuyết với Pháp về vấn đề Nam Kỳ, sau
làm phó sứ cùng Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình, dần dần lên thượng
thư bộ Hộ, vào Cơ mật viện, làm tổng đốc Hải Dương, hưu trí năm 1881,
rồi mất tại quê nhà. Cụ là một nhà chủ trương cải cách dưới triều Tự
Ðức, để lại một sự nghiệp sáng tác lớn lao như Tây hành nhật ký, Tây phù
thi thảo, Giá Viên thi văn tập...
Hai chữ giáp ất ở câu chót ám chỉ bảng giáp và bảng ất tức là bảng tiến
sĩ và bảng phó bảng. Toàn bộ ba bài thơ đều có không khí của các lễ lạc
mừng tân khoa tại triều đình.
(10) Lư Lăng thi chú là sách viết về nền thi ca của quận Lư Lăng, tỉnh
Giang Tây (Trung Hoa). Lư Lăng là quê hướng của hai đại văn hào Trung
Hoa là Âu Dương Tu (một trong bát đại danh
gia) và Văn Thiên Tường.
(11) Có sách báo nêu thêm tên ông Nguyễn Ðình Hiến rồi gọi là tứ hổ, có
lẽ không chính xác, vì Nguyễn Ðình Hiến đỗ thứ nhì khoa thi hướng năm
1900 tại trường thi Thừa Thiên, sau Huỳnh Thúc Kháng và trước Phan Chu
Trinh. Hơn nữa, cách nói phổ thông là Ngũ phụng, Tứ kiệt (hay Tứ hùng),
Tam hổ (hoặc Ngũ phụng, Tứ hổ, Tam hùng).
(12) Cuộc cải tổ triều đình ngày 2-5-1933 thay thế một loạt năm thượng
thư : Nguyễn Hữu Bài (bộ lại), Tôn Thất Ðàn (bộ hình), Phạm Liệu (bộ
binh), Võ Liêm (bộ lễ) Vương Tứ Ðại (bộ công). Lúc bấy giờ, ở Huế có
người đã làm bài thơ hài hước về biến cố nầy :
Năm cụ khi không rớt cái ình,
Ðất bằng sấm dậy xứ Thần kinh.
Bài không đeo nữa đành dâng lại,
Ðàn chẳng ai nghe khéo dở hình.
Liệu thế không xong binh chẳng được,
Liêm đành giữ tiếng lễ không rinh.
Công danh thôi thế là hưu hỉ,
Ðại sự xin nhường kẻ hậu sinh.
Tự Thoại Học Ðường đến năm 1900 mới tốt nghiệp. Phạm Liệu bắt đầu sự
nghiệp quan lại từ chức vụ tri huyện Ðông Sơn (Thanh-Hoá) năm 1901 rồi
đi lên dần dần. Năm 1905, ông về Huế làm chủ sự bộ Hình, đi tri huyện
Phù Cát (Bình-Ðịnh) năm 1908, về làm viên ngoại phụ chánh viện cơ mật
năm 1912, bổ án sát tỉnh Quảng-Ngãi năm 1914.
Theo xuquang.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét