Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

NÓI lÁI - Một dạng đặc biệt của tiếng Việt (tt)

(tt)
Ngoài ra còn có câu sau đây liên quan đến địa danh và nói lái, và có thể dùng câu nầy làm vế đầu của câu đối. Vị nào đối hay xin ban cho một câu cho đối để chuyện thêm phong phú:

"Nếu chịu Bà Chở , Bà Chở sẽ chở xuống Chợ Bà Chiểu"

"Chở" vừa là tên của một bà vừa có nghĩa là đem đi bằng một phương tiện gia thông ( chuyên chở ). "Chịu Bà Chở" cũng có hai nghĩa: Thích bà có tên Chở hoặc, hoặc "đồng ý cho bà đó chở đi". Tiếng lái của chịu Bà Chở là chợ Bà Chiểu một địa danh rất quen thuộc ở vùng Sàigòn.


Vùng Đồng Nai Cửu Long có hai câu đối rất độc đáo, và nổi danh sau đây để chỉ một chàng trai người Hốc môn, và một cô gái người Gò Công đang tình tự:

Trai Hốc Môn vừa hôn vừa móc,
Gái Gò Công vừa gồng vừa co.

Giai thoại nói lái về con Rồng Air VN: Trước năm 1975, hàng không Air VN có dấu hiệu con rồng uốn khúc. Có một thời gian, không biết các cô tiếp viên phi hành có tư cách hống hách với khách hàng thế nào mà các vị viết báo đã cho Air VN một cái nick name để đời là Air rồng lộn. Các cô tiếp viên hóng hách cũng bị gọi là các cô rồng lộn. Tưởng một thời gian ngắn rồi mọi sự kiện sẽ bị quên lãng. Nhưng khốn nổi cứ 12 năm lại có một năm thìn, tức năm con rồng, cái nick name nầy lại được viết lại trên báo xuân, thành ra có thể nói đây là tiếng lái được các báo nhắc đến nhiều nhất, một tiếng lái để đời.

Những câu nói lái khác liên hệ đến con rồng.

Ông Đại Ngu (2) có ghi hai câu đối sau đây:

Con Tiên Cháu Rồng, Lộn xuống hồng trần sung sướng nhỉ.
Mộng hùm thơ Rắn, Sai đâu con tạo đở đần cho".

Tác giả Đại Ngu có chú thích là chữ lái của "rắn sai" là "Rái săn", đọc theo giọng Hà Nội âm R thành âm D.

Ông cũng có ghi thêm về giai thoại Tú Mở đùa thi sĩ Ngọc Hồ như sau:

"Tú Mở viết bài thơ trào phúng có hai câu khá tục, chắc đã làm nữ sĩ Ngọc-Hồ phải căm giận:

Hồ tù ngán nổi con rồng lộn
Ngọc vết thương tình kẻ cố đeo"

(Tôi tò mò: Có lẽ bút hiệu Đại Ngu cũng là tiếng lái?)

Nói lái bằng thơ để tuyên truyền: Tôi nhớ, có một hôm, theo thường lệ, tôi chỉ đọc lướt qua những tựa của các bài báo. Có một tựa có tên đại khái là: "Không phải thầy tu nhưng rất thù Tây." Vì chưa đọc bài báo, nên không biết nội dung ra sao. Nhưng vì méo mó nghề nghiệp, tôi nhận ngay chữ thầy tu là tiếng lái của thù tây hay ngược lại. Chữ này làm tôi nhớ đên từ thầy tăng vì đó là tiếng lái của từ thằng tây . Số là trong thời kháng chiến chống Pháp giữa thập niên 1940, người ta truyền miệng trong dân chúng hai câu sau đây:

Chừng nào lúa mọc trên chì,
Voi đi trên giấy, rồi đời thầy tăng

Nói lái để cho mật thám không biết. Họ đồn đó là hai câu sấm "Trạng Trình". Hai câu sấm nầy được truyền miệng giống như ý sấm đã bắt đầu linh nghiệm vì lúa đã mọc trên chì: Pháp cho sản xuất tiền đồng xu và cắc bạc có hình cây lúa; và cho lưu hành giấy bạc một trăm đồng có hình con voi. (Ai có tờ giấy "con voi" trong túi là dân khá giả vì một trăm đồng lúc đó bằng năm lần lương tháng của thầy giáo.)

Những giai thoại về nói lái ở VN sau 1975.

Sau năm 1975, nghe những người "vượt biên" đến HK kể những chuyện "cười ra nước mắt" để chỉ tình trạng nghèo khó của dân chúng. Một thí dụ về sự túng thiếu của giáo chức: "Giáo chức" bây giờ "dứt cháo" thôi. Một thí dụ khác về tình trạng chán nản, không muốn làm việc của các công chức, cán bộ; khi bàn cải chuyện gì họ cứ muốn bài lui hay giữ tình trạng cũ do đó mà có danh tánh "Vũ Như Cẫn", hay "Bùi Lan" (= vẫn như cũ, hay bàn lui)

Rồi tình trạng đút lót cho được việc khi đi đến các cửa công xảy ra quá nhiều nên nhó chữ "nguyên tắc đầu tiên" được ra đời vì điểm chánh là phải áp dụng "nguyên tắc tiền đâu" nầy thì mọi việc mới trót lọt cho. Không biết tình trạng nầy lan rộng đến mực độ nào và bây giờ tình trạng ra sao, đành mù tịt vì không thể nào polling để thăm dò được. Ngoài ra tôi còn nghe và đọc trong những bài sau đây về tình trạng nghèo đói đã nói trên:

Kỹ sư đôi lúc là cư sĩ
Thầy giáo lắm phen cũng tháo giày
Giáo chức giờ đây đành dứt cháo
Khoái ăn sang nên sáng ăn khoai (3)

Cảnh túng quẩn của thầy giáo cũng được nhắc đến trong một bài thơ khác, trong sánh vừa dẫn trên:

Thầy giáo tháo giày đi dép
Nhà trường nhường trà uống nước trong
Tháng đầy thầy đáng dăm lon gạo
Lương thầy tiền lính tính liền xong

Thầy giáo tháo ủng tháo giày
Tháo ủng thủng áo, tháo giày nóng chân
Giáo án dành lại khi cần
Thay vải dán áo việc làm "tốt thôi"

Về những vấn đề tổng quát hơn, có nghe những câu sau đây:

Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi;
Chiến khu tiền bạc chú khiên rồi
Thi đua vượt chỉ, thua đi đấy,
Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi

Nói lái qua những từ gốc Trung Hoa (TH), từ Hán Việt (HV), hoặc giống từ HV.

Ăn thịt mộc tồn. Một món nhậu đặc biệt của VN là món.. thịt chó. Ai không ăn thịt chó được, hoặc thèm thịt chó mà không mua được, thì có món "giả cầy" thế vào, dùng giò heo, nhưng nấu theo kiểu nấu thịt chó nên gọi giả cầy. Ngày xưa, nghe nói có lúc Tây cấm ăn thịt chó. Nhưng ai đó nếu thèm quá thì cũng phải tìm cách ăn lén. Để tránh các phiền phức, họ dùng tiếng lóng để chỉ con chó. Họ gọi chó là "mộc tồn" . Theo tiếng Hán Việt, mộc = cây, tồn = còn ; vậy mộc tồn = cây còn = con cầy hay con chó cũng vậy. Người ta còn dùng nhóm chữ "hạ cờ tây" để chỉ việc làm thịt chó con (cờ tây = cầy tơ). Thật là nhiều hình thức từ ngữ để tránh né .. vừa vui, vừa hay quá cở thợ mộc. Sau nầy những từ ấy trở nên thông dụng trong nhóm "xực cẫu xíu", tiếng TH, có nghĩa ăn chó quay.

Dấm xủ. Miền Nam VN có nhiều người Việt gốc Hoa. Do đó dân ta Việt hóa nhiều tiếng TH. Thí dụ ăn chay (Quãng đông: xực chay); ăn lẫu: ăn thức ăn nhúng trong nước lèo đựng trong một cái dụng cụ nấu đặc biệt gọi là cái cù lao; gặm chí quách: gặm xương hầm, ăn cháo lòng hoặc ăn hủ tiếu để thêm dầu chá quảy v.v..

(Chú thích thêm: "dầu chá quãy", tiếng TH đọc giọng Quãng Đông có nghĩa đen là "quỹ chiên mỡ", tích truyện vợ chồng Tần Cối, đời Nhà Tống đã bị xữ tử; hai vợ chồng bị trói lại và bị thả vào vạc dầu. Vì vậy chúng ta thấy cái bánh "dầu chá quãy" luôn luôn gồm có hai miéng bột chiên dính liền nhau (tượng trương cho vợ chồng Tần Cối).

Trong buổi ăn , người Tàu hay dùng một loại dấm đỏ chung với xì dầu (nước tương) làm nước chấm. Họ gọi dấm đỏ là xủ (giọng Quảng Đông) . Dân chơi tiếng lái khi vào tiệm ăn, thay vì gọi xin dấm hay xin xủ, lại gọp chung cả hai từ dấm và xủ, gọi người hầu bàn xin dấm xủ . Một người gọi, cả bàn cười vì tiếng lái đó (dấm xủ = dú xẩm đọc theo giọng Nam của tiếng vú xẩm). Lẽ dĩ nhiên anh hầu bàn người Tàu cũng cười theo khách hàng cho vui nhưng chưa chắc đã hiểu tiếng lái đùa cợt đó, (hay hiểu và thích cũng không biết được, vì anh TH mà thích dấm xủ là chuyện thường rồi vì là món ăn hàng ngày của "ngộ" mà, không thích sao được).

Trà Thái Đức. Ngoài ra, những từ Hán Việt quen thuộc có nhan nhản trên các báo là tên các tiệm thuốc Bắc, thuốc chế từ các loại dược thảo TH, hay tên của các loại dược thảo được bày bán, (khác với thuốc Nam là các loại dược thảo có sẳn ở VN thuộc loại "cây nhà lá vườn" dể kiếm hơn), và tên của các loại trà v.v... Nước trà nào cũng có tính cách nhuận tiểu. Uống trà nhiều vào buổi chiều, đêm thường khó ngũ, có thể vì trong trà có cafein làm mất ngũ, nhưng cũng vì phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu.Vì vậy dân nói lái khi nghe mời dùng trà ngon thường hỏi nhau là trà nầy có phải là trà Thái Đức không, hỏi xong, chủ khách cười xòa (thái đức = thức đái). Vào buổi sáng, đến tiệm ăn tiệm xâm, thưởng thức "xíu mại" và xì dầu pha dấm xủ, và uống trà thái đức thì tuyệt rồi còn gì bằng. Chỉ một vài tiếng lái thôi mà không khí buổi điểm tâm vui nhộn lên.

Phú hộ hà tiện (tiếng nói lái giống tiếng HV) Có câu chuyện khác, rằng có một phú ông họ Tạ kia tuy giàu tiền, nhưng ít chữ nghĩa. Đầu ông ta hói, và nổi tiếng là hà tiện .. từng xu. Tết đến, ông ra chợ nhờ cụ đồ nho viết câu đối trên giấy đỏ để treo ở nhà. Cụ đồ đề nghị viết chữ "họa" giống như vẽ cho đẹp và đề ra giá công viết là một đồng . Phú ông kỳ kèo trả giá năm cắc thôi. Ông đồ chịu và viết cho 2 câu sau đây:

Hiền Tạ Thu Sương tâm tắc kiết;
Thiên Tường tác biệt thị Châu đài.

Ông đồ giải thích đại khái là bà phú hộ tên Thu Sương, còn ông tên Tường. Họ Tạ hiền hậu, bà nhà có tấm lòng tốt (kiết). Còn ông nhờ trời (thiên) ban cho cách riêng nên giàu có như con cháu nhà Châu thời xưa. Ông phú hộ nghe xuôi tai, vui vẽ trả năm cắt và đem tấm giấy đỏ về dáng trước cửa. Một hôm bạn ông, một người giỏi chữ nho, ghé thăm. Phú ông khoe câu đối. Bạn của phú ông đọc lui đọc tới hai câu trên, thấy chẳng có nghĩa gì cả. Sau một lúc ông ta phá lên cười vì ông phú hộ đã bị ông đồ nho chơi xỏ. Hai câu trên chẳng phải chữ nho với điển tích gì cả mà chỉ là hai câu gồm một số từ tiếng lái và một số không phải tiếng lái, viết ra như sau :

Hà tiện thương xu, tâm tiếc cắc (tâm tiếc từng cắc bạc)
Thương tiền, tiếc bạc thị chai đầu (chỉ đầu hói)

Phú ông nghe câu giải thích mới, xé câu đối và chắc lưởi hít hà, vừa rủa cụ đồ, vừa tiếc đã mất năm cắc, nên quên mời ông bạn vào nhà xơi ... "nước mát."

Bà hóa kén chồng. Thêm vào kho tàn HV kiểu truyền khẩu nầy, còn có câu chuyện sau đây: Chuyện một bà hóa, giỏi chữ nho, đăng bảng tìm chồng. Chuyện rằng bà thuộc loại "nửa chừng xuân, thoắt gảy cành thiên hương" (Kiều) . Sau ba năm để tang chồng, tròn đạo phu thê, bà bắn tiếng là bà có ý mống chuồng. Bà cho biết sẽ chọn ông nào biết nói lái hay nhất bằng cách dùng câu đối, có vẽ như chữ nho. Bà đưa câu chuyện nói lái của ông phú hộ bên trên làm ví dụ. Bà còn nói rõ hơn là phải diễn tả được tình cảnh của bà trong ba năm để tang chồng. Đề tài thật rắc rối và hóc búa thật sự. Nhưng vì bà đẹp quá nên rất nhiều nhân tài nộp bài. Sau khi chấm xong bà lựa được hai bài, vừa có tiếng lái, vừa có vẽ như chữ nho, vừa tả một phần đời bà, để cho vào chung kết.

Bài thi chung kết đầu chỉ có hai câu như sau:

Bách nhật bách không vô cụ đặc
Băm na đổ lể, chẩm ai đăng.

Bài thi thứ hai, vừa có câu đối, vừa là bài thơ song thất lục bát:

Gái quốc sắc, cao môn "dũ đệ"
Trai anh hùng, tứ hải "đại du"
Nhìn em đã thấy căng tu
Mống chuồng chỉ nhận (người có) cốt tu làm chồng
.


Cả hai được chấm đậu viết. Nhưng sau phần thực hành, trong vòng 2 tuần liên tiếp bà loại ông có hai câu đối ngắn, vì không tả đúng tình trạng thật của bà, và vì thực hành kém quá. Ông ấy nói "ba năm để lổ chẳng ai đâm" (= chẳng ai đăm) là sai vì thât sự trong ba năm đó bà có cho ... "đâm" lai rai. Bà thành thật thú nhận như vậy. Và do đó bà chọn ông thứ hai. Chẳng những ông đã nói đúng những gì bà có (nhà ở tuy thuộc loại kính cổng nhưng quá còn son nên dể sa ngã, có kiếm chác chút chút). Ông còn tả bà đẹp và hấp dẫn (nhìn bà ông đã thấy "căng tu"). Ngoài ra ông sau còn nói rất đúng về những gì ông có. Ông thứ hai nầy đúng là " trai anh hùng tứ hải ..đ. dai dẳng, và cũng hiền lành có c. tốt đúng như ông đã nói. Bà chịu làm đám cưới với ông thứ hai nầy.

Giai nhân và anh hùng. Tôi nhớ hai câu khác, cũng có vẽ là chữ Hán Việt, để chỉ một sự thật của con người: dầu nam hay nữ cũng phải ngũm cù đèo, hay về chầu Diêm chúa nếu "chuyện đó" không thông. Hai câu đó mới ghi được cách đây độ 5 năm:

Giai nhân tái đắc, giai nhân tử;
Anh hùng khai đống, anh hùng tiêu

Nghe thật là đầy chữ nho, phải không các bạn? Câu đối tuy có vẽ không chỉnh nhưng nghe hay hay vì có dùng vài từ Hán Việt nghe kêu quá. Các bạn tìm được những từ nói lái trong hai câu trên chưa? Nếu chưa tôi đành viết lại hai câu trên:

Gian nhân tắc đái giai nhân chết;
Anh hùng không đái, anh hùng tiêu (đời).

Một vài chuyện nói lái của bằng hữu và thầy, xa xưa và hiện tại.

Ngày xưa, khi tôi còn là sinh viên Văn Khoa, trong lớp Văn Minh Việt Nam, có một giáo sư dạy về những nét đặc biệt của tiếng Việt và những thú vui ở đồng bằng Cữu long - Đồng nai. Trong khi chuyện trò ngoài giờ học, Thầy có bàn thêm về những từ đặc biệt có nhiều nghĩa do cách dùng sai, vô ý, hay cố ý . Thí dụ từ "khốn nạn" nguyên ngữ Hán Việt là khó khăn. Nhưng dân "miệt vườn" lại dùng từ đó như là một tiếng mạt sát thậm tệ.

Sinh viên nói lái. Có một sinh viên (tôi quên tên) nói đùa: Hồi còn nhỏ anh ta bị các thầy giáo cho là anh "cù lần". Lớn lên thi mãi không đậu tú tài, chắc đúng là vì "cù lần" thật sự. Cha anh bảo cưới vợ làm ăn. Sau khi cưới được vợ rồi, anh tưởng là hết "cù lần" nào ngờ anh vẫn "cù lần" như thường, nhưng lại thi đậu tú tài. Thầy nói ngay: "đáng mừng, đáng mừng, sinh viên biết chơi chữ với thầy". Các bạn có biết anh sinh viên nọ nói gì không? Cù lần có nghĩa là lôi thôi, kém thông minh. Nhưng cù lần (có gạch dưới) của anh sinh viên nọ, có nghĩa đôi, vừa là ít thông minh, vừa là tiếng lái (cần l. ) đấy các bạn ạ. Và cha anh đã giúp anh giải quyết vấn đề thi rớt qua kinh nghiêm của riêng ông bằng cách giải quyết vấn đề tâm sinh lý của con ông qua việc cưới vợ cho con.

Một sinh viên khác, người gốc Bạc liêu, cũng góp vui vào câu chuyện. Anh ta nói: Còn em, Thầy biết không, lúc vừa xong lớp đệ nhị, em đã bỏ học hoang chơi lêu lỏng. Em đã có những quyết định lầm lộn và xài phí gần hết nửa gia tài của cha mẹ để lại. Càng lớn em càng lộn lầm tiêu phí gần hết phần của cải còn lại, kế bị đi lính, vào học trường sĩ quan Thủ Đức. Nhờ đi lính em mới xác nhận thêm rằng đa số đàn ông, kể cả các ông sĩ quan cấp cao đều lộn lầm như em nên thường bị đàn bà sai biểu. Thầy cười, và nói: đó là cái bệnh chung của một số lớn đàn ông, anh đừng "buồn". Cả nhóm cười rộ. Lại một anh học trò chơi chữ tiếng lái nữa đấy các bạn ạ.

Đồng nghiệp (dạy học) nói lái. Viết đến đây tôi lại nhớ tới các thầy cũ và các bạn khác của tôi. Tôi nhớ một bạn cũ, giờ còn ở Saigòn. Vào tháng tư năm 1975, có một buổi họp ở trường về vấn đề thi cử. Trong lúc bên ngoài tình thế (chính trị, quân sự) có vẽ lộn xộn, bên trong phòng họp vì người chủ tọa chưa đến, nên anh em (đa số là giáo chức) nói chuyện khào về những tin "lạc dừa" (tin đồn) về chuyện evacuation những người làm việc sở Mỹ. Cạnh tôi có một anh bạn vốn là người đã du học Mỹ về. Anh ta có vẽ chán nghề giáo vì nghe nói đã có lần xô xác với thí sinh sau kỳ thi, vì thí sinh gian lận bài thi và anh bắt gặp. Tôi hỏi anh có tính gì về chuyện "tương lai" không (một câu hỏi "mập mờ" nhưng ở thời điểm đó ai cũng hiểu là chuyện di tản). Anh trả lời là sẽ xin về hưu, hoặc xuất gia nếu không "đi được". Làm sao sống nếu không có tiền hưu, tôi hỏi. Anh không trả lời, mặt rất bình thảng. Anh viết hai câu thơ trên giấy đưa cho tôi đọc:

"Nếu về hưu, tao sẽ làm những chuyện sau đây:

Sáng lặc cỏ, chiều lặc cau;
Độn lầy, khai giếng tưới hành rau"

Tôi bật cười chưa kịp nói gì thì thấy anh ta lại viết thêm một bài thơ nửa, và cũng đưa cho tôi đọc. "Nếu đi tu tao, thật sự tao không biết theo đạo nào, chắc là theo đạo Dụ quá, nhưng không biết có đử sức để theo không? Nếu theo đạo nầy:

Ngày thì công ngũ tối công phu,
Kinh kệ, làm tương phải kiếm lu
Mấy cô nho nhỏ đang mù đợi,
Mấy lão sồn sồn sẽ đạo tu"

Lúc đó tôi sửng sờ thât sự. Thứ nhất vì không dè anh chàng có vẽ đạo mạo, lại có thể viết hai câu đầu với một ít tiếng lái có vẽ "hơi tục" , trong khi bốn câu sau và cái đạo của anh thì "tục" quá chỗ chê rồi. Thứ hai, tôi không biết anh đang nghĩ gì trong đầu, vì hầu hết, tuy không nói ra, nhưng ở thới điểm đó, ai cũng có vẽ lo lắng, trong lúc anh lại có vẽ tỉnh bơ, lại còn làm thơ kiểu đùa giởn nầy được thì ... tài quá. Dân nói lái khi nghe những câu có vần "u", "ù" hay "ôn", "ồn" "ộn" thì biết ngay là người nói hay người viết đang xài tiếng lái tục. Tôi xin miễn việc "diễn giải" hai bài thơ trên, xin các bạn tư tìm hiểu lấy cho vui. (Thời gian đã chứng minh anh bạn nọ có tài thật. Anh không vượt biên đi ra nước ngoài, ở Sàigòn tiếp tục chịu đựng một số năm đầy nghèo khó và sau nầy vươn lên bằng cách mở lớp anh văn, và tiếp tục sống .. tỉnh bơ không hề than vãn, hay nhờ vã bạn bè chút gì cả. )

Thầy (dạy trung học) nói lái. Bài thơ trên khiến tôi nhớ tới một giáo sư Pháp văn hồi tôi còn học lớp đệ ngũ. Tôi không biết anh bạn trên có phải là học trò của ông giáo nầy không, vì trong bài thơ của anh ta có một vài từ giống trong bài thơ của ông thầy mà tôi đang nói. Tuy ông đã tốt nghiệp từ chương trình Tây và dạy tiếng Tây nhưng ông lại thích nói đến những cái "rắc rối, nhưng phong phú" của tiếng Việt, trong đó có lối nói lái . Ông nổi tiếng là ông thầy lè phè, dể tánh, nhưng lại dạy học rất có duyên và học sinh rất thích. Sau đây là bài thơ tôi nhớ lại và ghi ra. Đúng nguyên văn hay không, không chắc, cũng như tất cả các câu khác, nhớ sau ghi vậy . Bạn nào có học với thầy và có nghe về bài thơ nầy xin bổ túc hay sửa chỗ trật. Đa tạ.

Có cô nho nhỏ đó học trèo
Trèo lên hòn đá, đá chẳng leo
Sương sa lác đác, mù mù đợi
Trăng xế đầu non, đới đới cheo.

Cũng như hai bài trên, tôi xin cáo lỗi, không có gạch dưới những từ có thể thành chữ lái. Các bạn tự tìm lấy và tự lái cho vui. Nhưng cũng xin cho chìa khóa rằng đây là loại lái dùng ba từ liên tiếp.

Cô giáo nói lái. Nói tới thầy giáo, phải nhắc tới cô giáo cho công bằng. Chuyện rằng có bà giáo nọ có tật là hay dùng tiếng lái khi bà sợ hải điều gì. Tiếng lái của bà chỉ liên quan đến thực tế, và không có gì gọi là "khó nghe" hay tục cả. Bà giáo chỉ có một người con trai. Bà dạy con rất cẩn thận. Tuy con đã mười lăm tuổi rồi mà đi đâu bà giáo cũng đi kèm theo, và luôn giáo dục con trong mọi trường hợp. Bà sợ nhất là nó gây lộn và đánh nhau với nhóm du đảng.

Một hôm bà dẫn con vào quán ăn cơm trưa. Trong lúc đang ăn uống, bàn bên cạnh có tiếng cải cọ. Một anh ăn mặc có vẽ con nhà giàu, đang sừng sộ với một anh khác và có vẽ như sắp đánh nhau. Con bà nói rằng anh đầu tiên là bạn học của nó. Khi thấy con bà nhỏm dậy, có vẽ muốn sang bàn bên kia, bà giáo cảm thấy không an tâm. Bà không muốn con dính líu tới chuyện gây gổ. Bà nói với con: Con ơi, con

Đói nừng, đỏi kê, tháo sây, ngây vẹ
Náng làm tò, nết có chó, đới cái đàn
Ảo nhà gì, lách phàm, thét mà gấy

Con trai bà nghe bà nói một hơi, mặt bà lại có vẽ giận và lo, nó ngồi yên. Khi việc cải cọ chấm đứt, và các anh kia đã đi khuất, bà khen con bà: Con biết nghe lời má như vậy má chịu lắm đó; con ngoan như vậy, đáng khen lắm. Con bà trả lời: Thiệt ra con chẳng hiểu má nói gì cả nên con ngồi yên. Té ra con bà ấy, như một số các bạn đang đọc bài nầy, nếu nghe bà nói một hơi các câu như vậy chắc cũng không đoán ngay ra bà muốn nói gì. Bà ấy đã nói: Con ơi, con

Đừng nói, để coi, thấy sao, nghe vậy
Nó làm tàng, nó có chết, đáng cái đời
Ỷ nhà giàu, làm phách, thấy mà ghét.

Con bà hỏi sao không nói như bình thường mà lại dùng tiếng lái. Bà trả lời là sợ chúng nghe được lại gây gổ luôn tới mình thì mệt lắm, nên nói tránh cho "chắc ý" (và tưởng rằng con bà hiểu).

Lão ông, lão bà nói lái trong bàn tiệc. Không phải chỉ có bà giáo vừa nói biết tiếng lái. Tôi có chứng kiến hai bà và một số các ông dùng tiếng lái một cách khá bạo mồm trong một trường hợp khá vui. Trong một bửa tiệc của một hội đoàn cách đây hai năm, sau phần ăn có phần văn nghệ "cây nhà lá vườn". Bàn chúng tôi và vài bàn bên cạnh gồm toàn những người trên 60 tuổi, mặc đầu các bàn khác số trung niên (40-50 tuổi) rất đông. Khi MC mời các "bạn già" lên trình diễn, các bàn lão nhân của chúng tôi khá xôn xao. Có nhiều ông tính lên giúp vui.. Sự bàn tính cũng khá sôi nổi, vì cũng có vài bà đòi lên sân khấu. Vài bà khuyến khích, cổ võ. Vài bà lên tiếng cản. Một bà nói hơi to tiếng khi can ông chồng không cho lên: "Thôi mà, già rồi lên đó làm chi". Ông ấy phân trần với mọi người trong bàn, và những người ngồi gần (thuộc bàn khác) bằng cách đọc to bài thơ:

Sao em cứ bảo anh già,
Làm anh chẳng biết anh già ở đâu
Anh già cái tóc cái râu,
Nhưng riêng "cái ấy" còn lâu mới già

Nhóm lảo nhân cười rộ. Bà ấy nguýt ông và nói rằng "ông già mà không nên nết." Một ông khác bênh vực: bà đã nghĩ chủ quan rồi, vì "cái ấy" mà chồng bà muốn nói là cái "tinh thần trẻ trung, hát hay không bằng hay hát" đấy. Nhưng bà ta cũng không vừa. Bà nói rằng: Tôi biết nhà tôi quá mà, ổng thuộc loại "Chung Vô Diệm" rồi nên nếu giải thích "cái ấy" theo cách của ông anh như vậy là sai bét. Một ông khác lên tiếng: Cha chả ai bảo các bà không nói lái? Bà trên quay sang ông sau cùng: Nói vậy ông anh cũng rành tiếng lái quá hén, ông anh thuộc loại lái hay lái giỏi đó. Ông sau sau cùng nói: Dạ không dám nhận lời khen của chị vì tôi còn thuộc lại lái dở thôi. Ông chồng của bà ấy lên tiếng: Ông anh ơi, nói lái vòng quanh với các bà, người ta gọi là lái gió không hay đâu, phải dám nói thẳng như trong bài thơ của ai đó, mà tôi vừa đọc, mới hay.

Câu chuyện xãy ra nhanh như vậy vàụ đa số những người trong các bàn của nhóm già cười rộ lên. Nhưng có một vài bà có vẽ làm nghiêm, không cười (có thể các bà không hiểu hay chưa nghĩ ra ý của tiếng lái chăng? Hay là hiểu nhưng vẫn làm nghiêm?).

Một bà không cười, với vẻ mặt tỉnh bơ hỏi bà đầu tiên: Chị nói ảnh thuộc loại Chung Vô Diệm là nghĩa làm sao tôi không rõ. Số đông lại cười rộ lên. (Trong truyện Tàu, Chung vô Diệm là người đàn bà xấu xí, nhưng nhờ giỏi võ nghệ, giúp vua dẹp loạn và được sắc phong hoàng hậu. Mới nghe rõ ràng chẳng dính líu gì tới cái ông đọc thơ) . Bà vợ của ông đọc thơ cũng trả lời tỉnh bơ: Chị ơi "Chung Vô Diệm" là "chim vô dụng" đấy. Nhà tôi bảo "cái ấy" của ảnh còn lâu mới già là nói dóc. Cả hai bàn lại cười rộ. Một bà khác lại chen vào: nếu ông nhà bà ở tình trạng không "dụ cưng" được và vô dụng như vậy sao ông nhà cứ đòi "lên" ...ca hoài vậy. Bà đầu tiên cười to trả lời không cần suy nghĩ, và không tỏ chút e thẹn gì cả: Tuy thuộc loại họ Chung nhưng nhờ có đọc sách nói về các hoạn quan trong cung nên biết áp dụng phương pháp sường cho sớ để sống qua ngày. Rồi bà thấp giọng một chút, như có vẽ e dè: Thú thật đôi khi nhà tôi có theo phương pháp cổ truyền mà giới trẻ hay dùng là hướng và bướng. Một bà khác ngồi cạnh giải thích thêm: Bà ấy muốn nói hướng cho sôn và bướng cho sú đấy. Cả nhóm lại cười rộ lên, và còn có vài tiếng phê bình "tài thiệt, gan thiệt" chen vào.

Ai dám nghĩ rằng các lảo bà và lảo ông không chơi chữ lái phải không quí vị? Trong trường hợp nầy tôi thấy các lão ông nói chữ kém xa các lão bà.

Những chuyện nói lái "cách sông"

Với những câu chuyện nói lái vừa kể, tôi cứ tưởng là tôi biết nhiều về nói lái. Nhưng trẻ khôn qua, già lú lại. Tôi tình cờ đã nghe và học thêm những tiếng lái bất ngờ, chẳnh có gì cao xa hay đặc biệt, nhưng những tiếng lái ấy mới đối với tôi, hoặc những tiếng đó là tiếng tôi đã biết, nhưng ít dùng tới, nên khi nghe lại thấy hay hay.

Nước bất hiếu. Số là một hôm, bước chân vào một tiệm ăn, vừa kêu xong thức ăn thì tôi nghe một em trai độ 18 tuổi kêu anh chạy bàn, cũng nhỏ tuổi như anh kia, gọi một tô tái nạm và một ly nước "bất hiếu." Cha chả, nước gì mà tên ngộ vậy, tôi tự hỏi. Và vì thói quen khi nghe ai chơi chữ là tôi nghi ngay là đang chơi tiếng lái. Nhưng suy nghĩ mãi vẫn không ra. Khi ly nước được đem tới bàn, tôi nhìn qua xem, rõ ràng là nước đá chanh. Cái lý tại sao anh chạy bàn biết và đem ra đúng thì không lạ vì chắc chắn là họ biết code của nhau rồi. Cái lạ là tại sao hắn gọi là nước "bất hiếu" . Phải khi ăn xong tô phở tôi mới nghĩ ra và bắt đầu cười cho cái chậm hiểu của mình. Các bạn có biết không, thật đơn giản. Đá chanh là tiếng lái của đánh cha. Con mà đánh cha là con bất hiếu. Nhóm trẻ đó đã chơi tiếng lái xa hơn một bực nữa, dùng cả lời phê của một hành động để chơi chữ.

Nói lái cách sông Trong một bửa "pot luck" của một nhóm sinh viên trẻ thuộc thế hệ 1.5, mà tôi gọi là thế hệ ba rọi vì các em nói tiếng Anh chêm thêm vài tiếng Việt, hoặc ngược lại. Tới phần văn nghệ văn gừng, ban tổ chức yêu cầu một người "lớn tuổi" lên kể chuyện vui. Trong nhóm chỉ có một ít người lớn tuổi. Một người bạn tôi, ngoài sáu mươi, than nho nhỏ với tôi: hết sách rồi, chưa tìm ra được chuyện gì mới cả. Tôi rỉ tai trở lại: câu giờ bằng cách yêu cầu một sinh viên kể chuyện trước; và sau đó, nếu cùng lắm, đành mở sách "dạy tiếng Việt" vì trong nhóm nầy, theo chỗ tôi biết, thì chỉ có một vài em biết sách đó mà thôi.
Bạn tôi đứng lên thách thức các sinh viên rằng anh chị nào lên nói một chuyện cười gì hay, mà phải dùng toàn tiếng Việt, không được pha tiếng Anh thì ông mới lên kể chuyện. Các sinh viên đồng ý.

Hai MCs, một nam, một nữ giới thiệu một "mầm non" chuyên kể chuyện cười lên "sân khấu". Chuyên viên cười nầy liền giới thiệu: Sau đây xin các bạn cho một tràng pháo tay cho ban nhạc, toàn những nam nhạc sĩ, đó là ban nhạc "Thuyền xưa" do nhạc sĩ Tô v. Cừ , biệt danh C.T., làm nhạc trưởng. Ban nhạc nầy do ca sĩ Tô Mộng Lan , biệt danh LMT làm bầu gánh. Nhạc sĩ CT đã từng đóng phim chung với nữ tài tử Hồng Kông, "Điệp Liên Tú". Còn Bầu Gánh LMT cũng đã từng đóng phim bộ với nam tài tử Đài Loan, "Đặng Lăng Nhu". Tiếng vổ tay và tiếng cười vang động. Anh "mầm non" tiếp theo: Xin giới thiệu giọng oanh vàng của nữ ca sĩ Thu Cương và giọng trầm ấm của nam ca sĩ Thu Đạm trong bản "Em nấu nướng Anh." Và cầu chuyện cười đến đây chấm dứt. Không thấy ai lên sân khấu, không thấy ai đờn trống gì cả.

Chưa nghe hát tiếng nào mà chúng nó vỗ tay như pháo và cười bò lăng. Tôi biết ngay là chúng nó đang nói lái qua tên của hai sinh viên mà các em gọi là "ca sĩ" . (Thu Cương = thương cu).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét