Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

2 bức thư cảm động của người cha tử tù và đứa con mồ côi

Từ tình yêu thương của người cha, Long đã viết bức tâm thư đẫm nước mắt mong muốn được chuyển đến tay con gái nhân ngày khai giảng năm học mới 2012, khiến không ít người rơi nước mắt.

Lá thư đẫm nước mắt

Nguyễn Khắc Long là kẻ gây ra án mạng kinh hoàng tại bến đò Cây Chanh, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An khi cướp đi hai mạng người là vợ và anh trai vợ cùng một lúc. Long bị tòa tuyên án tử hình về tội giết người. Lần thứ hai tôi gặp Long, (trước đó là trong phiên xét xử phúc thẩm), trông Long gầy đi nhiều, đôi mắt sâu hoắm chắc vì ít ngủ.
 Tử tù Nguyễn Khắc Long ngày mới bị bắt
Mỗi lần nhắc lại chuyện đã xảy ra, nước mắt tử tù này lại chực trào ở khóe mi. Gã khóc một phần vì ân hận khi lỡ tay cướp đi mạng sống của hai người và vì gã vẫn còn tình yêu đậm sâu như thuở ban đầu với vợ mình.
Quan trọng hơn, trong sâu thẳm những giọt nước mắt ân hận muộn màng đó, tử tù Long thấy thương cho đứa con gái bé bỏng duy nhất của mình phải sớm chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn quá nhỏ. Trong phòng biệt giam, Long nghĩ nhiều về con gái, gã bảo đêm nào cũng mơ về con mình. Trong những tháng ngày nằm xiềng chờ chết, tử tù Nguyễn Khắc Long đã viết bức tâm thư từ ngục tối gửi con gái là Nguyễn Thanh Trúc, năm nay bước chân vào lớp 2, rồi nhờ cán bộ trại giam chuyển giúp.
 Tôi được xem bức thư đó và không khỏi xót xa khi đọc nó. Bức thư thấm đẫm nước mắt gửi trọn hết tình yêu của người cha tử tội cho đứa con duy nhất đang được nuôi dưỡng tại trại trẻ mồ côi SOS TP. Vinh. Bức thư có tựa đề "Gửi con gái thương yêu của cha", được viết khi Long biết rằng lá thư xin ân xá của mình đã bị Chủ tịch nước bác bỏ.

Mở đầu lá thư có đoạn: "Con gái ạ! Đã lâu lắm rồi cha con mình không gặp nhau. Ở nơi đây cha buồn và nhớ thương con nhiều lắm. Con có nhớ cha, nhớ những ngày cha con mình được bên nhau? Ở nơi đây cha đang cố gắng từng ngày, để mong có ngày cha được nhìn thấy con, ôm con vào lòng, được bù đắp lại cho con tất cả những gì đã mất bằng tình yêu thương vô hạn mà cha dành cho con.
 Con ạ! Nếu con nhớ cha nhiều thì hãy tin rằng cha luôn ở bên con, và luôn dõi theo con, mong con khôn lớn nên người. Khi cha không ở bên con, thì con cũng phải vui vẻ trong cuộc sống, hòa nhã với mọi người và đặc biệt con phải nghe lời thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
Con phải cố gắng học thật giỏi để sau này vững vàng trong cuộc sống, làm được điều con mơ ước và như thế sẽ làm cha rất vui, rất tự hào về con gái của cha.
Con ạ! Không biết tại cha hay tại số phận, nhưng giờ đây mọi chuyện đã xảy ra rồi, tình yêu thương của cha dành cho con bao nhiêu thì càng đau khổ và ân hận về lỗi lầm của cha bấy nhiêu. Từng đêm khi nghĩ về đứa con gái bé bỏng đang thiếu thốn vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ, thiếu đi tình cảm của một gia đình thì cha cảm thấy đau xót lắm.
Cha càng xót xa hơn khi nghĩ về những đắng cay buồn tủi mà con phải vượt qua trong cuộc sống. Cha mong rằng khi con lớn lên sẽ hiểu được tình yêu thương mà cha dành cho con, và cha mong con sẽ tha thứ cho những lỗi lầm của cha.
Hằng đêm, mỗi khi nằm ngủ cha cứ mơ gia đình mình đang quấn quýt bên nhau. Khi thức dậy, cha cứ ngỡ như con đang ở bên cha, nước mắt cha lại tuôn trào và cất tiếng gọi "con ơi" cho lòng vơi bớt sầu thương".
 Bức thư tử tù Nguyễn Khắc Long viết cho con gái nhân ngày khai giảng năm học mới.

Cháu Thanh Trúc và bức thư viết cho người cha tử tù. 

Long tâm sự, khi viết bức thư này