Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Nhà chí sĩ cách mạng Trần Quý Cáp (1870-1908)





( Mộ chí sĩ TRẦN QUÝ CÁP)

Trần Quý Cáp là một trong ba nhân vật kiệt xuất của phong trào Duy Tân. Ông không chỉ là một nhà lãnh đạo cách mạng lỗi lạc mà còn là một nhà thơ có tài. Thơ vãn của ông mang hơi thở của thời đại, là tiếng nói chân thành của một trái tim nồng nàn yêu nước, thể hiện tư tưởng tình cảm của tầng lớp nho sĩ tiến bộ những nãm đầu thế kỷ XX.
Trần Quý Cáp sinh nãm 1870, tự là Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình
nông dân nghèo ở Thôn Thai La, làng Bát Nhị, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. Tuổi trẻ, ông đã nổi tiếng là một trong sáu học trò lỗi lạc của cụ Đốc học Mã Sơn Trần Đình Phong tại trường Thanh Chiêm: Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Quang. Tuy thông minh, học giỏi nhưng lận đận trong khoa trường. Nãm 1903 ông vẫn còn Tú tài trong khi các bạn đồng môn người Tiến sĩ, kẻ Phó bảng, Cử nhân. Mãi đến nãm 1904 ông mới được đặc cách cho thi Hội rồi thi Đình, đỗ Nhất giáp Tiến sĩ cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng. Đạt được thành tích xuất sắc nhưng ông không ra làm quan để vinh thân phì gia mà dấn thân vào con đường cách mạng “tự gánh trách nhiệm bài xích cử nghiệp, đề xướng tân học”.
Nãm 1904 ông cùng Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lên tận các vùng rừng sâu nước độc, núi non hiểm trở Đèo Le, Tí, Sé, Dùi Chiêng để tuyên truyền, cổ động phong trào Duy Tân. Nãm 1905 ba ông lại lên đường đi vào các tỉnh phía nam để quan sát tình hình. Đi đến đâu các ông cũng truyền bá tư tưởng Duy Tân, cổ xuý dân quyền được nhiều người hưởng ứng. Khi đi ngang qua Bình Định gặp kỳ khảo hạch, Phan Châu Trinh đã làm bài thơ Chí thành thông thánh còn Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm bài phú Danh Sơn Lương Ngọc để bài xích cái học cử nghiệp, gây một tiếng vang lớn. Cả hai bài đều ký tên Đào Mộng Giác. Sau đó các ông lại tiếp tục lên đường vào nam. Lúc đi ngang qua Khánh Hoà gặp chiến thuyền của Nga vào ẩn náu ở vịnh Cam Ranh, các ông giả làm người bán hàng xuống tàu chiến quan sát.
Sau khi nam du về tỉnh nhà, Trần Quý Cáp cùng các bậc thân hào trong tỉnh xướng lập thương hội, trường học. Phong trào Duy Tân đã được phát động ồ ạt không chỉ riêng trong tỉnh Quảng Nam mà cả những tỉnh nam Trung bộ. Thương hội là một hoạt động khá sôi nổi của phong trào, đó là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế và giành lại phần nào quyền lợi trong tay ngoại quốc. Các hợp thương Phong Thử, Điện Phong, thương cuộc Hội An, Phú Lâm được thành lập có tổ chức quy củ nhằm thoát khỏi tình trạng thương nghiệp lạc hậu, tư bản thiếu hụt để hiện đại hoá thương nghiệp, vừa đảm bảo việc sản xuất quốc nội vừa cạnh tranh với nước ngoài. Thương hội không chỉ tổ chức trong tỉnh nhà mà còn mở rộng ra các tỉnh khác như Hợp thương ở Huế, Triều Dương ở Nghệ An, Công ty Liên Thành ở Phan Thiết…
Nãm 1906, thực hiện chủ trương Dĩ nông hợp quần , Trần Quý Cáp lập nông hội Cờ Vĩ. Trong tiểu sử Trần Quý Cáp ông Trần Huỳnh Sách có ghi: Tháng Tư nãm Bính Ngọ 1906, tiên sinh (Trần Quý Cáp ) cùng Bang Kỳ Lam Nguyễn Tản, các ông cử Phan Thúc Duyên, Lê Bá Trinh, Hồ Thanh Vân và tôi lên nguồn núi Dùi Chiêng tìm sở rẫy Cờ Vĩ để khẩn hoang. Thấy đất linh láng màu mỡ tốt, bèn về mộ phu lên làm. Lúc ấy dân chưa nhận thức, người sợ nước độc, kẻ sợ xa nhà nên không ai chịu đi. Tiên sinh phải ra thuê một sở ruộng làng Cẩm Nê chỗ giáp giới huyện Hoà Vang với phủ Điện Bàn, diện tích ước chừng hai mươi mẫu để lập nông hội. Tiên sinh đứng ra tổ chức và trông coi sự làm ruộng ấy, mục đích để lấy hoa lợi tiếp tế cho anh em du học.
Cờ Vĩ thuộc Sé là một vùng rừng núi nằm về phía tây huyện Quế Sơn, chỉ độc có con đường thuỷ để đến đó. Từ Trung Phước đi đò ngược sông Thu Bồn qua Phường Rạnh, Dùi Chiêng rồi mới tới Tí, Sé. Nơi đây tuy đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng bắp nhưng đi lại khó khãn. Nãm 1904 đi lên vùng này tuyên truyền cách mạng, Trần Quý Cáp đã có câu đối tức cảnh để miêu tả con đường hiểm trở này:
Lúc lắc đò đưa: Tí, Sé, Kẽm
Gập gềnh chân bước: gành, truông, đèo

Ở đây, muốn vận chuyển hàng hoá chỉ có cách gánh nông phẩm đến Khe Sé rồi mới chuyển xuống ghe. Ở đây không chỉ đường giao thông cách trở mà còn là rừng thiêng nước độc với nhiều thú rừng nguy hiểm. Sốt rét rừng, tiếng hổ rống đêm khuya đã làm nản lòng người, khiến các sĩ phu không chịu đựng nổi phải rời bỏ nông trường Cờ Vĩ để về Cẩm Nê (Yến Nê) lập nông hội.
Lúc đang ở Cẩm Nê, Trần Quý Cáp được chỉ của triều đình Huế bổ làm giáo thọ ở Thãng Bình. Với chức giáo thọ, Trần Quý Cáp đã có cơ hội làm một cuộc cách mạng giáo dục, hợp pháp hoá chủ trương dạy chữ quốc ngữ, truyền bá tân học. Ông đã biến ngôi trường của chính quyền theo lối học khoa cử cũ thành ngôi trường lớn của Duy Tân theo lối học mới, tiến bộ. Trường dạy chữ quốc ngữ, chữ Tây, dạy các môn khoa học tự nhiên và xã hộI, thủ công, thể dục, vő thuật, chú trong thực dụng và có tính cách hướng nghiệp. Đó là lối giáo dục toàn diện nhằm đào tạo những con người đa nãng với một bộ óc sáng suốt trong một thân thể tráng kiện. Ông còn tổ chức những buổi diễn thuyết cổ động cho tân học gây được những xúc động mạnh mẽ trong hàng ngũ thân hào nhân sĩ khiến họ tự nguyện góp công, góp của dựng lên những ngôi trường Duy Tân trong các xóm làng, mời thầy về dạy chữ quốc ngữ, chữ tây. Không đầy 6 tháng 40 trường tân học đã mọc lên khắp nơi. Có nhiều trường đã gây được ảnh hưởng lớn, uy tín vang khắp tỉnh như trường Phú Lâm, Diên Phong, Phước Bình v v…Lúc bấy giờ có một số sĩ phu tân học có tinh thần vọng ngoại muốn nhờ nước ngoài giúp đỡ đánh đuổi thực dân làm ông rất buồn, nên ông viết bài “Sĩ phu tự trị luận” thẳn thắn công kích họ. Những việc làm của ông giáo thọ Thãng Bình để phổ biến tân học, vận động Duy Tân được quần chúng hưởng ứng mạnh mẽ, gây tiếng vang làm cho giới cựu học phải gai mắt, nhà cầm quyền xem như kẻ thù, do đó ông bị đổi vào làm giáo thọ Ninh Hoà (Khánh Hoà).
Nãm 1908 xảy ra vụ biểu tình xin xâu chống thuế ở Quảng Nam rồi lan nhanh đến các tỉnh khác của Trung Bộ từ Phú Yên đến Hà Tĩnh. Mặc dù phong trào kháng thuế chưa nổi lên ở Khánh Hoà và dù không có bằng chứng, Trần Quý Cáp vẫn bị bắt và xử chém một cách vội vàng. Trong Tiểu truyện Thai Xuyên Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đã viết: “Nãm Mậu thân (1908) sau khi vào đến Ninh Hoà hơn một tháng, vừa dân Huyện Đại Lộc nổi lên xin xâu, lan tràn tận các phủ huyện khác, rồi trong vòng một tuần rộng khắp xứ, trong đến Phú Yên, ngoài đến Hà Tĩnh.
Tiên sinh tuy đã vào miền Nam, nhưng vì cớ lãnh tụ phái tân học lại đề xướng nhân quyền, tự do cũng như cụ Tây Hồ vậy, làm cho nhà đương đạo Khánh Hoà chú mục, kiểm soát thư từ ra vào thấy có đôi câu cho là chủ động, kết án “Mạc tu hữu” (Không cần có tội danh gì), Tiên sinh lên đoạn đầu đài, thật là thê thảm ! Trong lịch sử huyết lệ, tiên sinh là người thứ nhất ! Than ôi ! Đau đớn thay ! Mà cũng oanh liệt thay !”
Phạm Ngọc Quát đã vin vào một lá thư của Trần Quý Cáp mà kết án. Lúc bấy giờ Tri phủ Điện Bàn là Trần Vãn Thống vốn có tư thù với Trần Quý Cáp về bài thơ Cái Trống nên đã xui sử việc đổi ông vào Khánh Hòa. Sau đó Thống bị dân phủ Điện Bàn làm nhục trong việc xin xâu nên khi dẫn lính đến lục soát nhà Cử nhân Phan Thúc Duyện ở làng Phong Thử bắt được lá thư của Trần Quý Cáp mới gởi về liền đưa ngay vào cho quan tỉnh Khánh Hoà kết tội. Trong thư chỉ có câu: “Cận vãn ngô châu thử cử, Khoái thậm ! Khoái thậm !” (Gần đây được nghe tỉnh ta cử hành việc ấy, sướng lắm, sướng lắm !”
Trong bản xử ghi rằng : Thế phát (cúp tóc), Âu trang (mặc đồ Tây) là mưu vãng tha quốc (mưu ra nước ngoài) bội nghịch đích tình, ghép vào tội bất trung, bất hiếu mà xử tiên sinh về hình lãng trì (xẻo thịt) (theo Tiểu sử Trần Quý Cáp-Trần Huỳnh Sách).
Theo Phan Châu Trinh trong “Trung Kỳ dân biến thủy mạc ký” thì Bố chánh tỉnh Khánh Hòa Phạm Ngọc Quát là người xảo trá, tàn nhẫn, mọi người đều biết. Đường làm quan đã lâu không được thông, khao khát được lên chức, tuy được bổ làm Bố chánh tỉnh Khánh Hòa nhưng cũng chưa vừa lòng. Lúc bấy giờ Toàn quyền Paul Beau đồng ý cho lập hội buôn, trường học, Phạm Ngọc Quát muốn nhân đó lập công nên sức cho dân mở trường lập hội. Chính Phạm Ngọc Quát xuất tiền lập hội, góp cổ phần vào công ty Liên Thành ở Phan Thiết. Nhưng khi phong trào xin xâu chống thuế nổi lên ở Quảng Nam nhiều thân hào nhân sĩ bị bắt thì Phạm Ngọc Quát sợ bị mất chức nên đổ hết tội cho Trần Quý Cáp. Phạm Ngọc Quát còn sợ nếu để giải Trần Quý Cáp ra Kinh xét hỏi sẽ khai ra sự việc nên vội vàng giết đi để bưng bít nội vụ.
Trần Quý Cáp bị chém ngang lưng tại chợ Càn tỉnh Khánh Hòa ngày 17 tháng 5 nãm Mậu Thân (1908). Về cái chết anh dũng của ông, Phan Bội Châu trong “Thi vãn quốc cấm” có ghi: “Nhớ khi ông ra tới trường chém, dao đã kề cổ, còn thung dung xin với quan giám trảm, cho đặt án đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân ngũ bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách”.
Thi hài của ông tạm táng ở đây vài nãm, sau đó học trò của ông là Trần Huỳnh Sách cùng thân nhân vào đem di hài về táng ở quê nhà. Khi đưa di hài ngang qua Bình Định Nguyễn Đình Hiến, lúc bấy giờ đang làm tri phủ ở đó, đã lập hương án trước dinh của mình, khãn áo chỉnh tề nghinh đón, bái khóc khiến người qua lại đều sụt sùi cảm động.
Nguyễn Đình Hiến đã bất chấp sự giám sát của cường quyền, tỏ lòng tôn kính nhà chí sĩ cách mạng đã hy sinh vì nước vì dân và bày tỏ nghĩa tình với người bạn đồng song của mình. Mặc dù khi làm việc này, Nguyễn Đình Hiến thừa biết rằng quan lại và thực dân Pháp sẽ không đê yên cho ông.
Trần Quý Cáp là một nhà chí sĩ đã hiến dâng cả đời mình cho tổ quốc, cho nhân dân lúc mới tròn 38 tuổi. Sự hy sinh cao cả của ông khiến cho toàn thể nhân dân Việt Nam vô cùng kính phục, tiếc thương. Nhiều người đã làm thơ, câu đối để khóc ông, tiêu biểu là Huỳnh Thúc Kháng lúc bấy giờ đang bị giam trong nhà lao Quảng Nam, được hung tin có làm bài thơ chữ Hán.
Dịch :

Gươm sách xãm xãm tách dặm miền,
Làm quan vì mẹ há vì tiền.
Quyết đem học mới thay nô kiếp,
Ai biết quyền dân nảy hoạ nguyên.
Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng.
Chia tay chén rượu còn đương nóng,
Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.

Bài thơ chỉ có tám câu nhưng đã nói đầy đủ ý tình, từ lý do đi nhận chức giáo thọ đến việc thực thi lý tưởng cứu nước cứu dân và sự hy sinh cao cả của Trần Quý Cáp. Hai câu kết nói về tình bạn, tình đồng chí sâu nặng giữa hai nhà lãnh đạo của phong trào Duy Tân một cách khéo léo qua việc gợi lại buổi chia tay tại Đà Nẵng khi Huỳnh Thúc Kháng tiễn đưa Trần Quý Cáp vào Khánh Hòa :
Khả liên nhất biệt thành thiên cổ
Đà Nẵng phân khâm tửu thượng ôn.

Chén rượu chia tay còn nóng, những lời Trần Quý Cáp ân cần ủy thác việc thương, việc học trong tỉnh cho Huỳnh Thúc Kháng lúc xuống thuyền vẫn còn như vãng vẳng bên tai mà người bạn thâm giao, người đồng chí đã thành người thiên cổ. Thật đau xót biết dường nào !
Bài thơ nói về sự hy sinh, mất mát mà không bi luỵ, tình cảm sâu nặng mà không thảm thiết, rất phù hợp với phong cách của một nhà cách mạng khóc một nhà cách mạng. Phan Bội Châu cũng khóc ông bằng một bài vãn tế và đôi liễn điếu : “Ngọc toái bất ngőa toàn, tam tự ngục, hàn sơn hải khấp; Hồng khinh nhi thái trọng, thiên thu luận định, nhẫt tinh huyền”, nghĩa : “Ngọc nát hơn ngói lành, ba chữ ngục thành, khóc rền núi biển; lông hồng nhẹ mà non Thái nặng, nghìn nãm luận định chói rạng trời sao”
Những nãm làm cách mạng, Trần Quý Cáp sáng tác rất nhiều nhưng đến nay phần lớn đã thất lạc, chỉ còn lại mấy bài phú và một số thơ chữ Hán, chữ Nôm.
Trần Quý Cáp làm thơ viết vãn không phải để thù tạc trong lúc trà dư tửu hậu mà để truyền bá tư tưởng Duy tân, cổ xuý dân quyền, phục vụ đắc lực cho mục tiêu ‘khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Thơ vãn đó gắn liền với những hoạt động cách mạng của ông.
Bài phú Danh sơn lương ngọc do Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng sáng tác lúc đi ngang qua trường thi Bình Định nhân kỳ khảo hạch, có nội dung đả kích mạnh mẽ lối học từ chương khoa cử, lên án chế độ ngu dân, bần cùng hóa dân ta của chính quyền bảo hộ và tay sai, tha thiết thực trạng đau buồn của đất nước mà từ bỏ giấc mộng khoa danh mê muội đang làm cho nước nhà chìm đắm trong vòng nô lệ tối tãm, lạc hậu.
Giọng vãn biến hoá, linh hoạt, khi hùng hồn sảng khoái :
Đuổi Tô Định khỏi đất Lĩnh Biểu,
Bắt Mã Nhi trên sông Phú Lương,
Kéo cờ mà nước Chiêm Thành mất hiểm
Vẫy giáo mà đất Chân Lạp mở mang
Mạnh thay nước Việt ! Ai dám xem thường !

Khi tràn đầy xót xa cãm giận :
Than ôi đau xót thay ! Dần dà cho đến ngày nay chịu điều khổ nhục
Ai gây nên tai vạ và truyền giống ác độc vậy ?
Sự thế đến nay, nhân tình phẫn uất, công ích, công sưu nay đòi mai bắt.
Xương da trơ trọi ôi thôi, mỡ nạc vét vơ hết tất.

Lúc thiết tha :
Bây giờ nên đau lòng xót dạ, theo nghĩa bỏ danh
Trên các quan lại, dưới lớp thư sinh, quãng bút dậy thẳng, treo mũ đi lanh.
Còn chút hơi tàn, thời đập ấm, đắm thuyền đầy hứa hẹn
Vui gì sống sót, dẫu nát gan, vỡ óc cũng quang vinh.

Với tài vãn chương vô cùng điêu luyện của bậc đại khoa kết hợp với lòng nồng nàn yêu nước, nhiệt tình cứu nước của nhà cách mạng, bài phú đã làm cho các quan lại phải một phen sửng sốt. Họ chỉ còn biết “một mặt để quyển ấy ra triều đình Huế, một mặt cho nã tên Đào Mộng Giác và bắt một số học trò trong tộc Đào thuộc tỉnh Bình Định là tộc của cụ Đào Phan Duân và Đào Tấn để tra hỏi” (Tiểu sử Trần Quý Cáp-Trần Huỳnh Sách). Còn các thí sinh thì đua nhau chép để chuyền tay như một báu vật. Bài phú có sức truyền bá mạnh mẽ trong dân chúng. Những câu như :
Vừa hát vừa khóc cầm bút lệ đầy
Lại cần gì “Chí thành thông thánh” “Lương ngọc danh sơn”. Vậy thay !

Đã từng làm bồi hồi xúc động biết bao trái tim yêu nước đương thời gây một tiếng vang lớn. Thật đúng “là một tiếng sét đánh vang lừng cả nước” (Huỳnh Thúc Kháng).
Khi vận động mở trường tân học, Trần Quý Cáp làm bài chiêu hồn nước cũng gọi là “Bài ca Khuyến học” để hô hào học chữ quốc ngữ :
Chữ quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra tĩnh trước dân ta.

Gọi chữ quốc ngữ là “hồn trong nước” ông đã vượt qua thành kiến nặng nề của người đương thời cho chữ quốc ngữ là “thứ chữ của Tây, của cố đạo, thứ chữ phản quốc”, để đưa chữ quốc ngữ lên một vị trí có quan hệ sinh tử đối với vận mệnh đất nước; không chỉ dạy chữ quốc ngữ cho dân ta mà còn dùng chữ quốc ngữ dịch các sách Âu, Mỹ, Trung Hoa để phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, triết học, kinh tế hầu mở mang dân trí, ý thức dân quyền, đưa đồng bào tiến bước tên đường Duy Tân, cứu đất nước thoát vòng đô hộ của thực dân Pháp:
Sách Âu Mỹ, sách Chi na
Chữ kia chữ nọ dịch ra tinh tường.
… Một người học, muôn người đều biết
Trí ta khôn trãm việc phải hay
Lợi quyền đã nắm trong tay
Có cơ tiến hóa có ngày vãn minh.

Lối học khoa cử nặng về từ chương không chú ý đến các vấn đề kinh tế, thương mãi làm cho các nho sĩ chỉ lo vùi đầu vào đống sách cổ xưa, làm con mọt sách, xa rời cuộc sống. Bài thơ chỉ ra cách học đúng đắn là phải đề cao các ngành nông, công, cổ (buôn bán), phải “hợp bày” tức là phải lập hiệp hội, lập công ty, mở mang thương nghiệp, nông nghiệp :
Nông, Công Cổ trãm đường cũng thế
Hợp bày nhau thì dễ lo toan.

Trần Quý Cáp hết lòng cổ vũ cho phong trào này. Ông làm bài Khuyến Hiệp thương kêu gọi mọi người góp vốn, góp công, góp trí khôn, góp kinh nghiệm để cùng nhau tạo dựng được những hội buôn có tổ chức, có quy mô lớn hòng cạnh tranh được với người nước ngoài giành lại lợi quyền của dân tộc :
Bỏ bạc tiền ra để buôn chung
Người có của kẻ có công
Xúm nhau lại cũng đem lòng thân ái
Hiệp bãi cát gây nên non Thái
Hiệp ngàn dòng nên cái biển Đông.

Nông nghiệp cũng phải tổ chức thành những nông hội để tập trung nhiều nãng lực khai khẩn đất hoang trồng những loại cây có thể xuất khẩu đem lại nguồn lợi vô tận như hồ tiêu, quế, chè,… Những ngày tháng sống gần gũi với thiên nhiên ở nông trường Cẩm Nê đã tạo nguồn cảm hứng cho Trần Quý Cáp sáng tác bài Khuyến nông. Bài thơ được viết bằng những cảm xúc chân thành, những chi tiết cụ thể, chân thực về cuộc sống nông tang, thể hiện những hiểu biết rất phong phú về nông nghiệp :
Xuân rồi hạ, hạ rồi thu
Mía đương tơ, dâu đứng trái, lúa con gái, bắp chân chàn.
Lấy ba giá nhuốm chơi màu thanh tú.

Những hình ảnh mía đương tơ, dâu đứng trái, lúa con gái, bắp chân chàn không chỉ miêu tả vẻ đẹp xanh tươi, mơn mởn, tràn đầy sức sống của các cây ở vào thời điểm giá trị nhất-thời điểm sắp thu hoạch-mà còn chứng tỏ những am hiểu tường tận của ông nghè vốn xuất thân từ một gia đình thuần nông. Những câu thơ :
Hoách chân dựa lấy chuôi cày
Vỗ tay hát khúc Nam sơn, ừ cũng cũng thú !
Nói chi nữa đến ngày hoa vụ,
Gà lộn, cu quay, xôi vò, rượu hũ
Vui cùng nhau ãn cơm mới, nói chuyện xưa !

Cho thấy tâm hồn thảnh thơi, sảng khoái của người nông dân sau buổi cày bừa. Nghĩ đến cuộc sống sung túc ở những ngày mùa sắp tới mà lòng rộn lên niềm vui vẻ hân hoan.
Nếu Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của nông thôn thì với bài thơ này Trần Quý Cáp cũng không kém gì nhà thơ Yên Đỗ. Có điều dưới ngòi bút của Nguyến Khuyến cuộc sống ở nông thôn dường như lúc nào cũng khó khãn, túng thiếu, cảnh vật man mác một nỗi buồn,
với những con người tuy an phận thủ thường :

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
(Chốn quê-Nguyễn Khuyến)

mà vẫn không được thảnh thơi. Nhưng lo toan mất mùa, lụt lội, đói kém thường xuyên ám ảnh họ :
Nãm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Phần thuế quan thu, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò
(Chốn quê-Nguyễn Khuyến)

và : Quai mễ thanh liêm đã lở rồi
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi
(Nước lụt Hà Nam-Nguyễn Khuyến)

Còn bài thơ Khuyến nông của Trần Quý Cáp tràn đầy niềm phấn khởi hân hoan của một nhà doanh điền, một chí sĩ cách mạng đang ôm ấp một hoài bão lớn lao. Bài thơ có tác dụng động viên, khuyến khích, thúc dục nhiều người hãng hái tham gia phong trào khai khẩn đất hoang, xây dựng nông trường, làm giàu cho đất nước. Cụ thể như cụ Tú Lâm Hữu Mẫn, người sáng lập ra trường Cẩm Toại nay thuộc xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, hưởng ứng lời kêu gọi đã giao trường lại cho con trai là ông Nghè Lâm Quang Tự thay cha điều hành trường còn ông dẫn thanh niên trong tổng lên vùng Đồng Xanh-Đồng Nghệ nay thuộc xã Hòa Khương huyện Hòa Vang lập doanh điền. Các nông hội Tháp Mỹ Sơn ở Duy Xuyên, Bửu Sơn ở Đại Lộc cũng ra đời từ phong trào này.
Thơ vãn Trần Quý Cáp chứa chan lòng yêu nước, sôi nổi nhiệt tình cách mạng, tràn đầy tinh thần lạc quan tin tưởng. Nội dung đó được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật phong phú, điêu luyện, rất được quần chúng đương thời yêu thích nên có tính giáo dục cao. Tiếc rằng thơ vãn của một lãnh tụ xuất sắc đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng vãn hóa-xã hội, duy tân đất nước ngày nay dần dần bị quên lãng vì nó không được đưa vào chương trình học để giáo dục cho thế hệ trẻ. Học sinh đã được học thơ vãn Trần Tế Xương để thấy được bức tranh đen tối về xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, học thơ vãn Nguyễn Khuyến để nhìn rő nông thôn Việt Nam nghèo khổ vào cuối thế kỷ XIX, để cảm thông với tâm trạng đau xót của một lớp nhà nho yêu nước mà bất lực trước thời cuộc, thiết tưởng cũng nên được học thơ vãn Trần Quý Cáp để thấy được mô hình đổi mới của xã hội Việt Nam dưới cái nhìn tiến bộ những nãm đầu thế kỷ XX.
Một trãm nãm đã trôi qua, thơ vãn của Trần Quý Cáp đến nay vẫn xứng đáng là những bài học quý giá cho chúng ta trên con đường hội nhập và phát triển.

( Đền thờ chí sĩ TRẦN QUÝ CÁP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét