Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Hồi ký KHÚC TIÊU ĐỒNG của Cụ HÀ NGẠI đã được xuất bản.


( Sách do NXB TRẺ xuất bản theo Quyết Định số 508A/QĐ-Tre, ngày 29/5/2014 ) 

Chúng tôi xem đây là món quà kính dâng hương hồn Cụ HÀ NGẠI .
Ông viết đã mấy mươi năm đến nay lần đầu tiên được xuất bản !
HÀ THƯỢC (HÀ NGẠI)
          Cụ Hà Thược tự Hà Ngại (thường gọi là Án Ngại), sinh năm 1890 tại làng Phú quý Na khom, nay là thôn Na khom , xã Điện quang, huyện Điện Bàn , tinh Quảng Nam.
Ông là cháu đời thứ 13 dòng dõi HÀ PHƯỚC thuộc Tộc Hà ở Quảng Nam, (nhánh 6, chi 3, phái 3 Phú quý Na khom - căn cứ vào quyển Gia Phả Họ Hà năm 1986). Ông sinh ra trong gia đình “theo đòi nho học” (theo lời kể của Ông), nhưng gia đinh nghèo lắm, không đủ tiền mua sách, phải mượn sách của các làng lân cận để học.
Ông là học trò nghèo , nhưng nhờ hiếu học nên đỗ đạt và được bổ làm quan.
        Về Hán Học Ông thi dỗ Cử nhân khoa Nhâm Tý 1912 tại trường Thừa Thiên. Về Tây học Ông tốt nghiệp Trường Hậu Bổ ở Huế ( Trường Hậu Bổ dành cho những người khoa giáp , ai được vào học xem như sơ bổ rồi , tức là đã được bổ dụng , sẽ ra làm quan ) . Tốt nghiệp Ông được thăng hàm Trước tác (6/2 ) trong khi các vị cử nhân khác chỉ được thăng Biên tu. Sau đó Ông được bổ vào học tập chính sự và làm Hậu Bổ ở tỉnh Bình định.
        Những phẩm hàm Ông đã kinh qua :
-Hậu Bổ tỉnh Bình định (hàm Tùng lục phẩm *) làm việc 2 năm.
-Tri huyện Phù Cát,tỉnh Bình Định (hàm Chánh lục phẩm *) làm việc 6 năm.
-Tri huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh hóa. (Hậu lộc là huyện nhỏ và nghèo nhất tỉnh Thanh hóa lúc bấy giờ)
-Tri huyện Yên định, tỉnh Thanh hóa (Yên định là huyện lớn và giàu nhất tỉnh Thanh hóa lúc bấy giờ)
-Tri phủ Đông sơn, tỉnh Thanh hóa (hàm Tùng ngũ phẩm *).
-Tri phủ Thiệu hóa, tỉnh Thanh hóa.
( Thời gian Ông tôi làm tri huyện 2 huyện Hậu lộc và Yên định, tri phủ 2 phủ Đông sơn và Thiệu hóa là 10 năm.)
-Tri phủ Triệu phong , tỉnh Quảng tri , làm việc 11 tháng.
-Án sát ** tỉnh Bình thuận (hàm Tùng tam phẩm * ) làm việc 4 năm 1 tháng.
-Phủ Thừa tỉnh Thừa thiên ( hàm Tùng tam phẩm như Án sát) làm việc 2 năm.
-Án sát** Hà tỉnh ( năm 1940 )
-Bố chánh ** Nghệ an ( hàm Chánh tam phẩm * )
-Quản đạo ** Kontum ( Quản đạo ngang hàm Bố chánh )
-Tuần vũ** Kontum ( hàm Tùng nhị phẩm * )
        Sau khi Ông làm Tuần vũ Kontum một thời gian thi đến CMT8 năm 1945 , Ông giao chánh quyền cho CM và được về nghĩ hưu.
       Thời gian Ông nghĩ hưu về sống tại Thành nội Huế, Ông đi dạy thêm chữ Nho , đến năm 1960 sức khỏe Ông giảm sút nên Bác Cả là Hà Thúc đưa Ông vào Sài gòn sống chung để chăm sóc.
Ông mất ngày 14 tháng giêng năm Bính thìn ( 1976 ). Hiện nay tro cốt của Ông đang gởi thờ tại Chùa Vĩnh Nghiêm thành phố HCM.
                                                          Cháu Nội Hà Thị Hải Vân
PHỤ CHÚ : 
*Theo quan chế triều Nguyễn có 9 phẩm trật ,từ Nhất phẩm đến Cửu phẩm , Nhất phẩm là phẩm trật lớn nhất , Cửu phẩm là phẩm trật nhỏ nhất . 
Trong mỗi phẩm có trật Chánh và trật Tùng (Chánh nhất phẩm , Tùng nhất phẩm) trật Chánh cao hơn trật Tùng.
**Theo cách tổ chức hành chánh của các triều trước và triều Nguyễn lúc bấy giờ , mỗi tỉnh lớn có 3 quan là Tổng đốc , Bố chánh , Án sát .
Tỉnh nhỏ chỉ có Tuần vũ và Án sát . 
Tỉnh nhỏ hơn nữa chỉ có Quản đạo . 
Tổng đốc , Tuần vũ , Quản đạo là chức Tỉnh trưởng sau năm 1954.
Các bạn quan tâm muốn tìm hiểu , xin mời mua sách ở địa chỉ này . Xin cảm ơn!
http://tiki.vn/khuc-tieu-dong-hoi-ky-cua-mot-vi-quan-trieu-nguyen-p103770.html

2 nhận xét:

  1. “Khúc tiêu đồng” là một cuốn tự truyện – hồi ức. Kể chuyện học, chuyện đi thi, làm quan…, người thực việc thực, rất sinh động. So với “Lều chõng” của Ngô Tất Tố”, “Nhà Nho” của Chu Thiên thì nó là tài liệu thực lục, không phải hư cấu, nên đọc thú vị, nhất là những thế hệ sau này, khi khoa cử Nho học đã trở thành dĩ vãng xa vời...( Lời giới thiệu )

    Trả lờiXóa
  2. Khúc Tiêu Đồng - Hồi Ký Của Một Vị Quan Triều Nguyễn

    Khúc Tiêu Đồng là tập hồi ký của một trong những cử nhân triều Nguyễn khóa cuối và là học viên trường Hậu Bổ khóa đầu, ôn lại câu chuyện từ khởi nghĩa Cần Vương đến Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Bằng chính cuộc đời mình, tác giả đã làm sống dậy một thời lịch sử bi thảm và hào hùng của dân tộc trong đêm dài phong kiến và thực dân từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 19 đến giữa đầu thế kỷ 20.

    Đó là câu chuyện không chỉ của triều đình phong kiến, mà còn là quá trình khai hóa của người Pháp và những phản ứng của trí thức Việt Nam cựu cũng như Tây học.Thông qua đó ta hiểu thêm một giai đoạn lịch sử đang còn rất nhiều khoảng trống bị bỏ qua và thiếu sót. Từ một thanh niên nông thôn có học rồi trở thành quan đầu tỉnh, ở đâu và lúc nào, người trí thức khoa bảng cũng làm hết khả năng mình cho sự nghiệp chăm dân. ( Lời giới thiệu )

    Trả lờiXóa