ÔNG TỔ THẦN NÔNG LÀ TÀU HAY NGƯỜI VIỆT?
Nhiều học giả ngoại quốc khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử “con Rồng cháu Tiên” là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt.
Kể từ khi Ngô Sĩ Liên dẫn truyện họ Hồng Bàng trong “Lĩnh Nam Trích
Quái” để chép kỷ Hồng Bàng trong bộ Đại Việt sử ký Toàn Thư, thì lần đầu
tiên truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc được ghi trong chính sử nước
ta. Điểm đặc biệt là
truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại hoang đường của chủ nghĩa duy thần cuồng tín của phương Tây. Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại ly kỳ như truyền thuyết về tình yêu của những anh hùng không thực và giai nhân tuyệt sắc của Ấn Độ. Truyền thuyết Việt Nam cũng không thiên về sức mạnh của vật chất, của bắp thịt siêu nhiên kiểu Samson. Truyền thuyết Việt Nam cũng không tôn thờ những thần thánh “thế tục hơn cả thế tục” kiểu thần Ouranos loạn luân vô đạo, thần tửu sắc Baccus, nữ thần sắc đẹp Vénus dâm dục, thần quan thầy thương mại Mercure tay cầm túi tiền, tay cầm dùi đục như thần thoại La Hy phương Tây và những nước cận Đông khác.
truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại hoang đường của chủ nghĩa duy thần cuồng tín của phương Tây. Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại ly kỳ như truyền thuyết về tình yêu của những anh hùng không thực và giai nhân tuyệt sắc của Ấn Độ. Truyền thuyết Việt Nam cũng không thiên về sức mạnh của vật chất, của bắp thịt siêu nhiên kiểu Samson. Truyền thuyết Việt Nam cũng không tôn thờ những thần thánh “thế tục hơn cả thế tục” kiểu thần Ouranos loạn luân vô đạo, thần tửu sắc Baccus, nữ thần sắc đẹp Vénus dâm dục, thần quan thầy thương mại Mercure tay cầm túi tiền, tay cầm dùi đục như thần thoại La Hy phương Tây và những nước cận Đông khác.
Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam
được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người
với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng
một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan
chứa vẻ nhân văn, tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng
“Bọc điều trăm trứng nở trăm con”.
Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất
tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo
đức Việt Nam. Gạt sang một bên những hư cấu huyền hoặc, chúng ta cố
gắng tìm hiểu những ẩn ý sâu xa hàm tàng trong truyền thuyết gợi cho
chúng ta chìa khóa để giải mã bức thông điệp Rồng Tiên từ ngàn xưa gửi
cho hậu thế Việt Nam.
Truyền thuyết đã được xác nhận bởi nguồn sách sử cổ Trung Quốc là dòng
Thần Nông phương Bắc định cư ở Bắc lưu vực Hoàng Hà, truyền đến đời Du
Võng tràn xuống phương Nam giao chiến với Li Vưu cuối cùng bị Hoàng Đế
đánh đuổi và chết ở Lạc Ấp. Dòng Thần Nông phương Nam do Kinh Dương
Vương, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc ở Châu Kinh và Châu Dương ở vùng
lưu vực sông Dương Tử hình thành nhà nước Xích Qui ban sơ của Việt tộc.
Truyền thuyết cho ta biết là các chi tộc Việt vẫn chung sống hài hòa,
điều này được thể hiện qua việc Lạc Long Quân con của Kinh Dương Vương,
dòng Thần Nông phương Nam lấy công chúa Âu Cơ con của Đế Lai dòng Thần
Nông phương Bắc. Lịch sử lại hợp nhất 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam Hoàng
Hà để truyền lưu mãi tới ngày nay. Đây chính là cốt lõi của vấn đề, ý
nghĩa cao cả của việc Lạc Long Quân lấy Âu Cơ chính là để nói lên sự hợp
nhất của 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam mà người xưa muốn nhắn gửi cho đời
sau.
Truyện cổ tích họ Hồng Bàng kể lại: “Lạc
Long Quân thay cha trị nước, dạy dân cày cấy, ăn mặc. Trong nước từ đây
mới có thứ tự quần thần, tôn ti trật tự, xã hội mới có luân thường đạo
lý giữa cha con, vợ chồng”. Sách sử cổ ghi rõ là Bố Lạc dạy
dân cách cày cấy ăn mặc, vua tôi vợ chồng có luân thường đạo lý. Người
Việt gọi phụ (cha) là Bố, gọi vương (vua) là Quân. Truyền thuyết cũng
cho biết rằng Việt tộc là hậu duệ của Viêm đế Thần Nông mà hình tượng là
Totem phức thể “Đầu người, thân trâu” là ông Tổ của nghề nông. Truyền
thuyết kể lại rằng Thần Nông uốn gỗ làm “lỗi” đẽo gỗ làm “trĩ”, những
dụng cụ này dùng sức kéo để vạch thành luống đất, dạy dân cày cấy.
Theo ”Bách Việt Ngọc phả Truyền thư” thì chỉ có nhị hoàng chứ không có
tam hoàng như sách sử Trung Quốc chép từ trước đến giờ. Phục Hy còn gọi
là Đế Thiên (2698-2599 TDL), họ Hiên Viên có tên thụy là Thái Hạo thờ
rồng. Truyền thuyết dân gian kể rằng chân bà Hoa Lư nhân khi đi qua đầm
Lôi Trạch, dẫm lên vết chân khổng lồ của Lôi Thần, vị thần Rồng cảm ứng
mà sinh ra Phục Hi. Đây chính là thụ thai theo lối “dã hợp”, bản sắc
riêng biệt của người Việt cổ. Là con của Thần Rồng nên Phục Hi mang hình
tượng đầu và mình là người, phần dưới là thân Rồng. Phục Hi là Nữ Oa
cũng nửa người nửa Rồng trong một bức phù điêu chạm nổi hình hai người,
đuôi quấn lấy nhau, tay Phục Hi cầm tượng mặt trời, tay Nữ Oa cầm tượng
mặt trăng. Phục Hy truyền ngôi cho con là Thần Nông tức Đế Thần, họ
Khương tên thụy là Thiếu Hạo thờ chim. Truyền thuyết cho chúng ta biết
rằng Việt tộc là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông mà từ xưa đến nay chúng
ta cứ cho là của Hán tộc. Truyền thuyết cũng nói tới dòng Thần Nông
phương Bắc, dòng Thần Nông phương Nam nên một số người nghĩ rằng người
Trung Quốc (Tàu) là dòng Thần Nông phương Bắc, Việt Nam là dòng Thần
Nông phương Nam nên cho rằng ta với Tàu là cùng một gốc và người Việt
Nam là từ người Tàu mà ra. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về cội nguồn dân
tộc từ truyền thuyết, từ những mảnh vụn của lịch sử để phục hồi sự thật
là một điều hết sức cần thiết. Chân lý khách quan của lịch sử sẽ sáng
tỏ, trả lại những gì sự thật lịch sử cho lịch sử chính là ước vọng ngàn
đời của tất cả chúng ta, những con dân đất Việt hôm nay.
Tư Mã Thiên, tác giả bộ Sử ký nổi tiếng được xem là đại biểu cho sử
quan chính thống của Hán tộc đã viết Hoàng Đế, thủ lĩnh của liên minh bộ
lạc trung nguyên là người mở đầu lịch sử Trung Quốc mà không hề nhắc gì
tới Phục Hy, Thần Nông. Ngày nay, các nhà Trung Hoa học đều thống nhất
quan điểm là trước khi Hán tộc tràn xuống chiếm lĩnh Trung nguyên thì
tộc người mà cổ sử Trung Quốc gọi là ”Di Việt” đã làm chủ trung nguyên
từ lâu. Các học giả uyên bác của Trung Quốc như V. K.Tinh, Wang Kwo Vu
đều xác định là tất cả huyền thoại về các vị vua cổ xưa đều không thấy
ghi chép gì trong “Giáp cốt” đời Thương. Nếu Hoàng Đế là người khai mở
lịch sử Trung Quốc thì chắc chắn phải ghi rõ trong giáp cốt đời Thương.
Trên thực tế, sự tích tên tuổi của các nhân vật huyền sử Phục Hy, Thần
Nông mới được nhắc tới trong sách sử vào thời Xuân Thu Chiến quốc là
thời kỳ hưng thịnh của Bách Việt. Nhóm Tân học “Nghi cổ phái” do nhà văn
Quách Mạt Nhược chủ xướng đã chính thức bãi bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế
là của Trung Quốc. Lịch sử Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu từ triều
Thương, Chu. Chính Lương Khải Siêu, nhà chính trị nổi tiếng một thời
của Hán tộc cũng phải thừa nhận là lịch sử TQ mới chỉ có khoảng 4 ngàn
năm nay mà thôi.
Trong gần một ngàn năm đô hộ, giặc Tàu chủ trương thống trị và đồng hoá
dân tộc ta nên đã không từ một âm mưu thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt để nô
dịch văn hoá, triệt tiêu văn tự kể cả sách vở, văn bia, đền đài đình
chùa, miếu mạo của dân tộc Việt. Chữ Việt cổ đi dần vào quên lãng, thay
vào đó là bắt dân ta phải học chữ Hán nhưng lịch sử đã chứng minh một
cách hùng hồn là kẻ thù có thể chiếm đóng, đô hộ dân tộc ta nhưng không
thể khuất phục được tinh thần quật cường của Việt tộc. Để chống lại chủ
trương triệt tiêu văn tự, xoá mờ nguồn cội dân tộc, giới sĩ phu và các
tăng sĩ yêu nước đã gởi gấm vào kinh sách qua tập Lục Độ Tập Kinh câu
truyện người lấy Rồng, truyện trăm trứng nở trăm con của truyền thuyết
khởi nguyên dân tộc để bảo lưu cho thế hệ cháu con về nguồn cội dân tộc.
Chính qua truyện kể trong kinh sách cũng như câu truyện truyền miệng
dân gian về huyền thoại Rồng Tiên, về truyền kỳ lịch sử họ Hồng Bàng từ
đời này qua đời khác đã ấp ủ nuôi dưỡng tự tình dân tộc, thôi thúc ý chí
đấu tranh giành độc lập tự chủ cho dân tộc.
Thời Xuân Thu là thời kỳ phục hưng của Việt tộc với sự trổi dậy của
các quốc gia Bách Việt, hết Ngô đến Việt xưng “Bá” rồi tới Sở lãnh đạo
liên minh 6 nước trung nguyên chống Tần giành quyền thống lĩnh trung
nguyên. Chính vì vậy, thời kỳ này mới xuất hiện các nhân vật huyền sử
Việt từ Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Đế Hoàng (Hoàng Đế) tới Nghiêu Thuấn,
Vũ nhà Hạ của Việt tộc. Chính Khổng Tử, người được xem là bậc thầy muôn
đời của Trung quốc cũng biết rõ điều này nên chưa hề nhắc tới nhân vật
Hoàng Đế của Trung Quốc mặc dù Khổng Tử đã xác nhận rõ là theo phò triều
Chu. Trong khi đó, sử gia Tư Mã Thiên lại cố tình đưa nhân vật Hoàng Đế
vào làm Cộng chủ, thủ lĩnh của liên minh các bộ tộc đã khai mở lịch sử
Trung Quốc. Trong các tác phẩm Cổ sử Khảo, Tam ngũ Lịch, Đông Kỷ, Đế
vương Thế kỷ thì tất cả đều khẳng định rằng Thần Nông có liên quan huyết
thống với Việt tộc. Nói cách khác, Việt tộc chính là hậu duệ của Thần
Nông. Cổ thư Trung quốc chép đời Nghiêu Thuấn đánh dẹp họ Cộng Công của
Hán tộc vì đã tranh ngôi với Chúc Dung là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông.
Vua các nước Trịnh và hoàng tộc một số nước ở bán đảo Sơn Đông như Tề,
Lỗ, Trần đều nhận họ là con cháu Thần Thái Sơn và lấy họ Khương của Thần
Nông. Cổ sử ghi lại là năm thứ sáu đời Chu Thành Vương 1100 TDL, Việt
Thường cử sứ giả đến triều Chu biếu một con chim Bạch Trĩ, quan Trủng Tể
Chu Công Đán nhớ lời Hoàng Đế có lời thề rằng: “Giao Chỉ ở ngoài phương xa… không được xâm phạm”.
Nguồn sử liệu trên cũng hé mở cho chúng ta thấy là Hoàng Đế có liên hệ
huyết thống với Việt tộc. Theo Từ Hải thì Hoàng Đế, Li Vưu đều là những
thị tộc trưởng nên sở dĩ có chiến tranh là để giành ngôi vị thủ lĩnh mà
thôi. Gần đây, học giả Eberhard một nhà Trung Hoa học nổi tiếng đã công
bố một sự thật là vào khoảng năm 450 TDL, một người viết sử đã đưa Hoàng
Đế nguyên là một vị thần nhỏ trong địa phận Sơn Đông lên làm vị vua đầu
tiên của Hán tộc. Nếu Hoàng Đế là một nhân vật có thật thì Đế Hoàng ở
Sơn Đông phải là người Việt cổ, hậu duệ của Thần Nông nhưng thuộc dòng
Thần Nông phương Bắc. Sơn Đông là địa bàn cư trú của Lạc bộ Trãi của
Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là rợ Đông Di nên vị thần Đế Hoàng
chính là người Việt cổ nhưng sử gia Tư Mã Thiên nhận là thủy tổ của
người Trung Quốc (Hán tộc) nên viết Đế Hoàng theo cú pháp Hán tự là
Hoàng Đế. Truyền thuyết xưa cũng kể rằng Thần Nông và Hoàng Đế có cùng
một ông Tổ là Thiếu Điển. Cổ thư Trung Hoa cũng chép rằng Thương Hiệt
đời Hoàng Đế đã theo dấu chân chim, vật tổ biểu trưng của Việt tộc mà
đặt ra lối chữ gọi là “Điểu Triện”. Đến thời Chu (Trung Quốc), Thái sử
Trứu mới sửa đổi thành lối chữ Đại Triện của Trung Quốc còn gọi là Trứu
Thư. Tất cả các chứng cứ trên đã góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử,
phục hồi chân lý khách quan của lịch sử đó là nhân vật Đế Hoàng là người
Việt cổ chứ không phải thủy tổ của Hán tộc như Tư Mã Thiên đã viết. Như
vậy, thời đại “Tam Hoàng, Ngũ Đế” chỉ có Nhị Hoàng gồm Phục Hy họ Thái
Hạo thờ Rồng và Thần Nông họ Thiếu Hạo thờ chim là của Việt tộc. Ngũ Đế
gồm Đế Hoàng, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn đều là người
Việt cổ.
Công trình nghiên cứu mới đây nhất về Hán ngữ và các phương ngữ Bách
Việt ở Trung nguyên đã xác định chỉ có người Hakka (Hẹ) là Lạc bộ Trãi ở
vùng sông Bộc và bán đảo Sơn Đông có phát âm tương tự với Hán Việt và
tiếng nôm của Việt tộc [Ngieu] còn Quan Thoại và các phương ngữ khác đọc
khác.(1) Sự kiện này chứng tỏ thêm rõ là Đế Nghiêu là người
Việt cổ. Cổ sử Trung quốc cũng cho biết họ Đào Đường tức Đế Nghiêu đóng
đô ở Bình Dương thuộc Sơn Tây. Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn đóng
đô ở Bồ Bản cũng thuộc Sơn Tây, Thuấn truyền ngôi cho Vũ lập ra nhà Hạ.
Mạnh Tử xác nhận vua Thuấn là người Đông Di và từ điển Từ Hải cũng xác
định là tổ tiên và con cháu Thuấn đều được phong ở đất Đông Di. Thế mà
Tư Mã Thiên, sử quan chính thống Đại Hán lại bao biện cho rằng Thuấn bị
xem là người Đông Di vì thói quen hồi đó gọi là như thế. Luận điệu này
không có tính cách thuyết phục. Tại sao lại có thói quen gọi một người
đồng chủng nhất là một vị vua là rợ Đông Di? Chính bản thân Tư Mã Thiên
chỉ can gián vua mà đã bị tội “Cung Hình” phải cắt bỏ bộ phận sinh dục
huống chi gọi vua là man di mọi rợ, chắc chắn phải bị tru di tam tộc!
Trong khi đó, chính sách cổ Trung Quốc chép là vua Thuấn lấy vợ Việt và
về ở rể tại nhà vợ. Sách Lễ Ký viết:” Đế Thuấn là một nông dân Việt ở
Lôi Trạch đã phát minh ra đàn huyền 5 dây để ca bài Nam Phong và ông
Qui chế ra nhạc để thưởng chư hầu”.(2)
Vấn đề gốc tích vua Vũ lại sáng tỏ khi cổ sử Trung Quốc còn ghi rõ là
năm Quý Tỵ (2.198 TDL), vua Đại Vũ nhà Hạ hội chư hầu ở Cối Kê thuộc U
Việt. Năm Quí Mão 2.085 TDL, vua Thiếu Khang nhà Hạ phong cho con thứ là
Vô Dư ở đất Việt. Sử sách còn ghi lại là vua Thuấn tuần du phương Nam
rồi chết ở núi Thương Ngô. Núi Thương Ngô trước tên là núi Cửu Nghi ở
miền Bắc tỉnh Hồ Nam là địa bàn cư trú của Bách Việt. Hai bà vợ đi theo
buồn rầu than khóc rồi chết bên bờ sông Tương nên dân gian lập đền thờ
hai bà gọi là “Tương phi”. Sông Tương bắt nguồn từ Long Uyên chảy vào hồ
Động Đình và ăn lên tới vùng Ba Thục là đất Bách Việt (Bai-Yue). Dân
gian còn lập đền thờ Sương Quân là con gái vua Nghiêu ngay bên hồ Động
Đình.(3)
Cổ thư Trung Hoa chép lại rằng vua các nước Ngô Việt đều tự hào là con
cháu Hoàng Đế và vua Đại Vũ nhà Hạ. Chính Tư Mã Thiên trong “Sử ký” cũng
chép rằng tổ tiên của Câu Tiễn, vua nước Việt thời Xuân Thu là dòng dõi
vua Vũ. Hiện ở núi Cối Kê tỉnh Triết Giang Trung quốc bây giờ vẫn còn
đền thờ vua Vũ, nơi mà ngày xưa vua Vũ đã đến hội chư hầu tại đây. “Sử
Ký” cũng chép rằng vua nước Sở nhận rằng là hậu duệ của Hoàng đế Hiên
Viên. Hùng Dịch người được triều Chu phong cho ở đất Sở là cháu vua Kinh
Man là Chuyên Húc (còn gọi là Xuyên Húc) ông tổ của nhà Hạ. Cổ thư ghi
rõ Chuyên Húc thuộc dòng họ Cao Tân Cao Dương của Việt tộc còn lưu lại
dấu ấn trong sự tích trầu cau. Đế Cốc thay Đế Chuyên Húc lại là cháu của
vua Thiếu Hạo, dòng Thần Nông thờ chim là vật biểu chính là chi Âu Việt
(tộc thờ chim) của Việt tộc. Đế Nghiêu họ Đào Đường là con thứ của Đế
Cốc, em Đế Chí nhưng vì Đế Chí nhu nhược nên chư hầu tôn Nghiêu lên làm
vua lấy hiệu là Đường Nghiêu. Sách Thế bản viết: “Việt
họ Mi, con Tước, với Sở cùng tổ, là hậu duệ của Chúc Dung, con của Doãn
Thường tức là vua Việt Câu Tiễn, Câu Tiễn sinh vua Thạch Du, Thạch Du
sinh Bất Thọ, Bất Thọ sinh vua Ông, Ông sinh vua Ê, Ê sinh vua Chi Hầu,
Chi Hầu sinh Vương Vô Cương, Vương Vô Cương bị Sở Uy Vương nước Sở diệt”.
Thế bản và Vỹ Chiếu kết nối Tổ tiên của Vua Việt Câu Tiễn với Chúc
Dung. Điều này khẳng định Thần Nông là tổ tiên của Việt tộc. Truyền kỳ
về họ Chúc Dung của Việt vương Câu Tiễn được thừa nhận và phổ biến rộng
rãi ngay từ thế kỷ thứ III TDL.
Sách Việt cổ (Việt Tuyệt Thư) chép về sự thành lập của nước Việt như sau: “Vua
Vũ được chôn cất ở Mao Sơn ̣(Cuấy kây-Hội Kế), con cháu trong nhà phải
có người theo ở đó để trông coi ngôi mộ Tổ của Vũ gia cho tròn đạo hiếu
nên đã thành lập Việt Quốc.”. Điều này đã được Tư Mã Thiên xác nhận ghi trong bộ Sử Ký, phần Câu Tiễn thế gia xác nhận: “Tiên tổ của Câu Tiễn là miêu duệ của vua Vũ tức là con thứ của Đế Thiếu Khang họ Hạ Hầu”. Tác giả Vỹ Chiếu của Quốc Ngữ viết: “Câu Tiễn hậu duệ của Chúc Dung”. Đế Viêm là Chúc Dung nhưng theo Sơn Hải kinh thì Chúc Dung thực ra là cháu ba đời của Viêm Đế, chứ không phải là Viêm Đế.(1)
Phạm Trần Anh
1.
“Việt Tuyệt thư” là sách Việt cổ thời Xuân Thu Chiến Quốc được lưu lại
cho đến ngày nay mà nội dung được ghi chép thật rõ ràng, cổ thư nầy chép
lại sử Việt nên được gọi tên là:”Việt Chép”. Theo nhà nghiên cứu Đỗ
Thành thì “Hán văn” không có chữ “chép” nên dùng chữ “Choẻ, choé: 絕jue
” đọc theo Hán-Việt ngày nay là “Tuyệt “… có phát âm na ná để thay chữ
“chép”. Việt Tuyệt Thư và những chữ viết được khắc trên xương (Giáp cốt
văn) và những đỉnh bằng kim loại đồ đồng (Chung Đỉnh Văn) thời Thương
và Chu mà khảo cổ học phát hiện đã bổ sung và minh chứng rõ ràng nhà Hạ
là của tộc Việt và nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, hậu duệ nhà Hạ
chính là của Việt tộc.
Nguồn AN VIỆT TOÀN CẦU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét