Chỉ hơn 13
triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái
được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Một trong những “bí
quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ
nhỏ.
Những “bí quyết" này được chia sẻ trong hội thảo về phương pháp nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái, diễn ra tại Hà Nội sáng 30/6.
Những “bí quyết" này được chia sẻ trong hội thảo về phương pháp nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái, diễn ra tại Hà Nội sáng 30/6.
Một bà mẹ Do Thái nuôi con tài năng. Ảnh minh họa: Guardian.co.uk. |
Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý,
người đã trực tiếp đến Isarel - đất nước của người Do Thái - để tìm hiểu
về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết, cách nuôi dạy con của các
bà mẹ Do Thái khá đặc biệt.
Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức
là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao
bọc kiểu "tình yêu tử cung" như phần lớn các bà mẹ Việt.
Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình
yêu khác nhau. Giữa "Tình yêu dòng nước mát" và "tình yêu dòng máu đào",
người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn "dòng
máu đào" là tình yêu con phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt
đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong
đường đời.
Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh
100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên
làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không
thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
"Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ
thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại
đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một
chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó.
Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này", bà Hải Lý chia
sẻ.
Người Israel tự đưa ra công thức cho
chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công.
(IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt
nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp
sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp
thành công.
Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu
châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con
rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng
chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.
Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản.
Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ
thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết
làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người
thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi,
và thông hường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.
“Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là
‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng
dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt
đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1
đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ
đầu độc con mà thôi”, bà Hải Lý chia sẻ.
Đồng quan điểm này, bà Meirav Eilon
Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam cho rằng, trong
thế giới đầy biến động hiện nay, việc giáo dục con luôn cần sự điều
chỉnh và đầu tư lâu dài.
Theo bà, ở bất kỳ đâu trên thế giới,
cha mẹ và giáo viên luôn là hình mẫu gần gũi của trẻ, vì thế có mối liên
hệ tự nhiên, ý nghĩa giữa cha mẹ và con cái. Việc giáo dục trẻ ngày nay
phức tạp hơn trước đây nhiều. Thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt và
người làm cha mẹ đôi khi không bắt kịp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều
thông tin, có khi đi trước bố mẹ một bước, chúng ngày càng độc lập và
phụ huynh không thể áp đặt, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi
đầu, hướng dẫn.
Bà cho rằng không một phương pháp giáo
dục nào có thể áp dụng cho tất cả trẻ. Bản thân bà có 3 người con, con
trai đầu 13 tuổi, con gái thứ hai 8 tuổi và cậu út 5 tuổi, và cũng không
thể dạy các con giống nhau vì mỗi bé có một cá tính và khả năng nhận
thức khác nhau.
Nhưng có một điều chung cần thực hiện
là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng
riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh
luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng
tạo, linh động... "có lúc tôi cũng thấy hối hận khi không thể thoát ra
quanh những câu hỏi bất tận của con", bà Shahar đùa vui. Bà cũng động
viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ phát huy các thiên
hướng và những sở trường của mình.
“Khen ngợi con cũng rất cần thiết, khi
con được điểm cao, lúc con thể hiện là một người bạn tốt ở trường... Với
trẻ, thất bại cũng quan trọng. Phải để trẻ thử điều mới, phải biết liều
lĩnh, để trẻ hiểu rằng không phải mọi điều đều thành công. Khi con làm
sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và
tìm ra cách có thể làm khác vào lần sau”, bà nói.
Là một nhà ngoại giao, phải đi nhiệm kỳ ở nhiều nước khác nhau, các con của bà Meirav Eilon Shahar cũng
gặp nhiều khó khăn khi phải liên tục thay đổi nơi sống và học tập, tìm
cách thích nghi với môi trường mới, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác
nhau. Bà luôn dạy con tôn trọng người khác, sự khác biệt.
Đến Việt Nam 10 tháng trước, các con đều thấy mới lạ, bà không yêu cầu
trẻ phải thích nghi ngay mà chỉ bảo các cháu giữ tư duy tích cực, để ý
đến em út. Bé út 5 tuổi không nói được tiếng Anh nên gặp khó khăn khi
đến trường, giao tiếp với bạn bè. Bà đã đặt ra một thử thách cho cậu con
đầu trong việc giúp em, và cậu bé 13 tuổi đã tự nguyện đi cùng em lên
xe bus, kiểm tra xem ở lớp em có làm được bài tập hay có vui chơi với
các bạn không... và cháu đã làm tốt hơn cả mẹ mong đợi. Sau việc này,
cháu thể hiện trách nhiệm người anh hướng dẫn em chu đáo.
"Trẻ em ngoài nghĩa vụ còn có các quyền
lợi: được tôn trọng, được thất bại, được có ý kiến. Nên đặt trách nhiệm
cho con nhưng chỉ vừa sức vì trẻ con luôn cần được vui chơi. Bố mẹ tạo
điều kiện tốt nhất cho con, ai cũng muốn con cái thành công nhưng chỉ là
người tư vấn, khuyên bảo chứ không ép buộc", bà Shahar chia sẻ.
Vương Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét