Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Về Đâu Mái Tóc Người Thương (Yêu Làn Tóc Ấy) Tác giả: Hoài Linh

         
                             alt
Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối

Đời lắm phong trần tay trắng tay
Trời đông ngại gió lùa vai gầy
Lầu kín trăng về không lối chiếu
Gác cao ngăn niềm yêu
Thì thôi mơ ước chi nhiều

Bên nhau sao tình xa vạn lý cách biệt mấy sơn khê
Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu

Đường phố muôn màu sao thiếu em
Về đâu làn tóc xõa bên rèm
Lầu vắng không người song khép kín
Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe lá rơi bên thềm./.
alt

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Màu tím hoa sim.


                                                                                          


Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh
Tôi người vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như yêu người em gái.
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh bết bùn
Đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo


Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê......
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương. 

 
 
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phúp cuối
Không được nghe nhau nói
Không được nhìn nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
 

Quảng Nam yêu thương


                                               Sáng tác : Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu



Phố cổ Hội An - Quảng Nam


Phố cổ Hội An - Quảng Nam

Sáng tác : Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm .
Chứ rượu hồng đào chưa nhấm mà đã say.
Lời hát xưa nghe sao thắm đượm tình,
Xao xuyến trong tim mình, con chim cũng bay về đâu nghĩa nặng tình sâu .
Đồng xanh lúa khoai bốn mùa tươi màu đất lành,
Mà ai đã qua đây rồi thì chân bước không đành.
Ôi đất Quảng Nam đây là quê hương anh hùng
Quê hương trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ, còn bao thành tích lẫy lừng.
Như đêm xưa trận Núi Thành còn vung sắc đường lê.
Nay trên con đường xây dựng vang lời hát say mê.
Ớ ơ ớ ơ hò.
 Quế Trà My thơm hương rừng man mác,
 Chứ mía Điện Bàn thơm ngát mùi đường non.
Làn sóng xô long lanh nước Thu Bồn .
Dâu bắp lên xanh rờn,
Duy Xuyên tiếng thoi dệt lụa nhớ chiều Hoà Vang.
Nhìn lên Hải Vân Sơn Trà mây nhuộm nắng vàng,
Thuyền ai Bắc Nam xuôi ngược về đâu bến sông Hàn.
 Ôi...đất Quảng Nam sao mà yêu thương vô cùng
Như con chim én vẫy vùng cho dù bay khắp ,lòng ta tha thiết nhớ nhung.
Đêm đêm như dòng sông Hàn còn ngân tiếng hò khoan.
Âm thanh ru vần trăng vàng theo dòng nước mênh mang.
Ớ ơ ớ ơ hò.
 Đất Quảng Nam chưa đi đã nhớ
Chớ em nói đậm đà vừa gặp gỡ mà đã yêu .
Đất Quảng Nam chưa đi đã nhớ
Chớ em nói đậm đà vừa gặp gỡ mà đã yêu .
 Chớ em nói đậm đà vừa gặp gỡ mà đã yêu .


 Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Tạm biệt Huế

Tạm biệt Huế 
- thơ Xuân An - phổ nhạc Thu Bồn - biểu diễn Hương Lan

        
 
Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
Chén ngọc giờ chìm đáy sông sâu
Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
Mặt trời vàng và mắt em nâu

Xin chào Huế một lần anh đến
Ðể ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
                                    

 
Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu





 
Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt
Hải Vân ơi xin người dừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hóa đá phía bên kia

Huế, tháng 8-1983
Thu Bồn
 

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Thần kinh thương nhớ.

                        

  alt


Sao anh không về thăm lại miền Trung
Thăm đôi đỉnh Ngự và nước Hương Giang
Ngày nào đôi đứa đôi đường
Lòng em thương nhớ vô vàng
Mong anh mấy mùa thu sang

Anh ơi! bây giờ anh ở nơi mô

Có thầm nhắc nhở đến chốn cố đô
Rằng đây em vẫn mong chờ
Người đi xây đắp cơ đồ
Để tô thắm đẹp tình ta
alt
Mai đây anh về giữa lòng đất me.
Kể chuyện thương nhau cho vơi bớt thương đau
Anh vui sông hồ, quê nhà em đợi
Nhìn vào không gian mơ ước ngày đoàn viên.

Xa xôi cách trở có buồn không anh
Con đò Vỹ Dạ ngược bến Bao Vinh
Chờ mong mong bướm trao tình
Giờ đây mình vẫn một mình
Chờ anh giữa lòng thần kinh.
 alt

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Văn hóa ứng xử ở Huế.

                                      
 
Thừa Thiên Huế từng là một vùng đất định đô của vua chúa suốt nhiều thế kỷ. Về mặt tâm linh và tư tưởng, người dân đa số thấm nhuần Phật giáo và Nho giáo. Trong khi Phật giáo dẫn đạo tư tưởng ở bình diện trừu tượng và siêu hình, thì Nho giáo thâm nhập trực tiếp hơn vào đời sống hàng ngày của người dân và được xem như một “đạo làm người” hay như một “thuật xử thế” đi vào phong tục, tập quán.
Ứng xử trong gia đình
Người dân Huế đặc biệt nặng lòng với gia đình, có khi sống khuôn vào gia đình.

Tháp Bàng An.

 

 alt
I. Địa điểm:
- Tháp thuộc địa phận xã Điện An, huyện Điện Bàn
- Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km
- Cách đô thị cổ Hội An khoảng 14 km và cách quốc lộ 1A khoảng 1,2 km.
- Phương tiện lớn nhất có thể đến: Xe du lịch 50 chỗ ngồi
Lưu ý: có sân bãi rộng rãi để xe
- Loại đường giao thông: Đường nhựa
Diện tích: khuôn viên tháp rộng hơn 4000 m2.

II. Lịch sử hình thành:
Tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam. Về niên đại của tháp Bằng An vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Ai ra xứ Huế.

  


Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn thương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ lắm chi

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về Vỹ Dạ
Ai về là về Nam Giao

Dốc Nam Giao còn cao mong đợi
Trăng Vỹ Dạ ngọt lời câu thề
Người tình quê ơi người tình quê có nhớ xin trở về


alt

À ơi à ơi ! Chứ cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Vì thương nhau rồi chớ xin kịp về mau
À ơi ơi à! Hò ơi!
Kẻo rồi mai tê bóng xế qua cầu
Thì bạn còn thương bạn chứ biết gởi sầu về nơi mô
À ơi ơi à!


alt
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về Bến Ngự
Ai về là về Văn Lâu

Bến Văn Lâu còn sâu thương nhớ
Thuyền Bến Ngự còn đợi khách về
Người tình quê ơi người tình quê, có nhớ xin trở về
Người tình quê ơi người tình quê, chứ có nhớ xin trở về...
Hỡi ai!

 alt

27 lý do khiến chúng ta phải cười mỗi ngày.

Lê Ninh nói

Các Má nói

alt
Thời thơ ấu 

Cầu Cu nằm trên địa giới Quốc lộ 32A - là tuyến đường đi qua 4 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu. Toàn tuyến dài 417 km.
Cầu Rạch Chim nằm ở Hiệp Phước - Nhà Bè

alt
Cầu Xẻo Bướm thuộc địa giới xã Đông Thái (tỉnh Kiên Giang) trên đường đi Cà Mau.

alt
alt
     
      1- Cười là một thần dược trị được cả bệnh thể xác lẫn bệnh tâm hồn.
      2- Cười làm cho ta cởi mở bao dung và có một tinh thần lạc quan yêu đời.

       3- Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn.
      4- Cười làm tăng sinh lực, khiến ta vui vẻ lanh lợi và thêm lòng yêu thương.

      5- Cười làm cánh cửa cảm thông rộng mở thật dễ dàng với mọi người.
      6- Cười mím, cười nụ, cười ra tiếng làm khuôn mặt chúng ta dễ mến hơn.
      7- Cười làm thư giãn các bắp thịt trên mặt, tan biến những căng thẳng.
      8- Cười làm toàn thân được nhẹ nhàng thanh tịnh, thư thái và an lạc.


      9- Cười giúp ta tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau, phản ứng kịp thời.
    10- Cười giúp cho tâm hồn lành mạnh và thêm khả năng sáng tạo mọi việc.
    11- Cười nhiều giúp ta biết tự kỷ có trách nhiệm và thực tế hơn.
    12- Cười nhiều tránh được buồn nản, dễ thành công vì tiếng cười là trí tuệ.

    13- Cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm hồn, là biết nghệ thuật sống.
    14- Cười dễ vui theo cái vui của người khác, hoan hỉ như mình thành đạt vậy.
    15- Cười có thể làm tan di nỗi bực mình, buồn phiền của người đối diện.
    16- Cười giúp ta vui sống hiện tại, quên hết quá khứ và lo lắng về tương lai.

    17- Cười giúp ta trở về với chính mình, tức là thực sự trở về đời sống mới.
    18- Cười có nhiều lợi ích cho ta về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc tâm linh.
    19- Cười giúp hồn nhiên tươi sáng, có nhiều khả năng chống lại bệnh tật.
    20- Cười giúp các tế bào loại T trong máu tăng lên, có sức đề kháng mạnh.

    21- Cười làm giảm phong thấp, các khớp xương đỡ bị sưng và chống sưng.
    22- Cười làm giảm các chất hóc môn (cortisone) trong thận, sẽ sống khỏe hơn.
    23- Cười tránh được nhức đầu, đau tim, cao huyết áp và mỡ trong máu.
    24- Cười giúp tống khứ các khí dơ, thêm nhiều dưỡng khí cho bộ não thông minh.

    25- Cười làm tăng máu, chống viêm khớp, làm con người luôn tỉnh táo.
    26- Cười tạo điều kiện cho ánh sáng nội tâm thể hiện, thấu suốt mọi sự vật.
    27- Cười giúp những nét phiền muộn tan biến, gương mặt trở nên tươi trẻ ra


alt
alt
[Hình: 110401hinhanhvnava-12.jpg]
[Hình: 110401hinhanhvnava-13.jpg]
alt
alt
alt
alt
alt
Những hình ảnh vui nhộn của giáo viên
alt
alt
alt
alt

 alt
  alt
      


Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Nhà cách mạng phong trào Duy Tân Lê Ðình Dương (1894-1919)

Hướng Thượng Lê Ðình Duyên


Đông dương Y SĨ LÊ ĐÌNH DƯƠNG, tuổi giáp Ngọ, sanh năm 1894 tại chánh quán làng Đông Mỹ (Na Kham), tổng Phú Khương Thượng (Gò Nổi, Phù Kỳ), huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, thứ nam của cụ Đông Các Đại Học Sĩ, Binh Bộ Thượng Thơ, Hà An Tổng Đốc Lê Đình Đỉnh (Triều Tự Đức) và Cụ bà kế thất Chánh Phẩm Phu nhân PHAN THỊ HIỆU .

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Bánh tráng trong văn hóa ẩm thực Quảng Nam

Chiếc bánh tráng có thể không xuất xứ từ Quảng Nam và bánh tráng Quảng Nam không nổi tiếng như bánh tráng Bình Định. Tuy nhiên, chiếc bánh tráng đóng vai trò quan trọng và cũng là món ăn quen thuộc trong văn hóa ẩm thực của người dân Quảng Nam.

alt
Bánh tráng cuốn thịt heo

Nhắc đến bánh tráng, người ta hình dung ngay đến mâm cổ cúng gia tiên ngày giỗ, lễ, tết. Chiếc bánh tráng nằm trang trọng chính giữa mâm, dâng lên bàn thờ như ngụ ý trời tròn đất vuông.