Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Hồi ký KHÚC TIÊU ĐỒNG của Cụ HÀ NGẠI đã được xuất bản.


( Sách do NXB TRẺ xuất bản theo Quyết Định số 508A/QĐ-Tre, ngày 29/5/2014 ) 

Chúng tôi xem đây là món quà kính dâng hương hồn Cụ HÀ NGẠI .
Ông viết đã mấy mươi năm đến nay lần đầu tiên được xuất bản !
HÀ THƯỢC (HÀ NGẠI)
          Cụ Hà Thược tự Hà Ngại (thường gọi là Án Ngại), sinh năm 1890 tại làng Phú quý Na khom, nay là thôn Na khom , xã Điện quang, huyện Điện Bàn , tinh Quảng Nam.
Ông là cháu đời thứ 13 dòng dõi HÀ PHƯỚC thuộc Tộc Hà ở Quảng Nam, (nhánh 6, chi 3, phái 3 Phú quý Na khom - căn cứ vào quyển Gia Phả Họ Hà năm 1986). Ông sinh ra trong gia đình “theo đòi nho học” (theo lời kể của Ông), nhưng gia đinh nghèo lắm, không đủ tiền mua sách, phải mượn sách của các làng lân cận để học.
Ông là học trò nghèo , nhưng nhờ hiếu học nên đỗ đạt và được bổ làm quan.
        Về Hán Học Ông thi dỗ Cử nhân khoa Nhâm Tý 1912 tại trường Thừa Thiên. Về Tây học Ông tốt nghiệp Trường Hậu Bổ ở Huế ( Trường Hậu Bổ dành cho những người khoa giáp , ai được vào học xem như sơ bổ rồi , tức là đã được bổ dụng , sẽ ra làm quan ) . Tốt nghiệp Ông được thăng hàm Trước tác (6/2 ) trong khi các vị cử nhân khác chỉ được thăng Biên tu. Sau đó Ông được bổ vào học tập chính sự và làm Hậu Bổ ở tỉnh Bình định.
        Những phẩm hàm Ông đã kinh qua :
-Hậu Bổ tỉnh Bình định (hàm Tùng lục phẩm *) làm việc 2 năm.
-Tri huyện Phù Cát,tỉnh Bình Định (hàm Chánh lục phẩm *) làm việc 6 năm.
-Tri huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh hóa. (Hậu lộc là huyện nhỏ và nghèo nhất tỉnh Thanh hóa lúc bấy giờ)
-Tri huyện Yên định, tỉnh Thanh hóa (Yên định là huyện lớn và giàu nhất tỉnh Thanh hóa lúc bấy giờ)
-Tri phủ Đông sơn, tỉnh Thanh hóa (hàm Tùng ngũ phẩm *).
-Tri phủ Thiệu hóa, tỉnh Thanh hóa.
( Thời gian Ông tôi làm tri huyện 2 huyện Hậu lộc và Yên định, tri phủ 2 phủ Đông sơn và Thiệu hóa là 10 năm.)
-Tri phủ Triệu phong , tỉnh Quảng tri , làm việc 11 tháng.
-Án sát ** tỉnh Bình thuận (hàm Tùng tam phẩm * ) làm việc 4 năm 1 tháng.
-Phủ Thừa tỉnh Thừa thiên ( hàm Tùng tam phẩm như Án sát) làm việc 2 năm.
-Án sát** Hà tỉnh ( năm 1940 )
-Bố chánh ** Nghệ an ( hàm Chánh tam phẩm * )
-Quản đạo ** Kontum ( Quản đạo ngang hàm Bố chánh )
-Tuần vũ** Kontum ( hàm Tùng nhị phẩm * )
        Sau khi Ông làm Tuần vũ Kontum một thời gian thi đến CMT8 năm 1945 , Ông giao chánh quyền cho CM và được về nghĩ hưu.
       Thời gian Ông nghĩ hưu về sống tại Thành nội Huế, Ông đi dạy thêm chữ Nho , đến năm 1960 sức khỏe Ông giảm sút nên Bác Cả là Hà Thúc đưa Ông vào Sài gòn sống chung để chăm sóc.
Ông mất ngày 14 tháng giêng năm Bính thìn ( 1976 ). Hiện nay tro cốt của Ông đang gởi thờ tại Chùa Vĩnh Nghiêm thành phố HCM.
                                                          Cháu Nội Hà Thị Hải Vân
PHỤ CHÚ : 
*Theo quan chế triều Nguyễn có 9 phẩm trật ,từ Nhất phẩm đến Cửu phẩm , Nhất phẩm là phẩm trật lớn nhất , Cửu phẩm là phẩm trật nhỏ nhất . 
Trong mỗi phẩm có trật Chánh và trật Tùng (Chánh nhất phẩm , Tùng nhất phẩm) trật Chánh cao hơn trật Tùng.
**Theo cách tổ chức hành chánh của các triều trước và triều Nguyễn lúc bấy giờ , mỗi tỉnh lớn có 3 quan là Tổng đốc , Bố chánh , Án sát .
Tỉnh nhỏ chỉ có Tuần vũ và Án sát . 
Tỉnh nhỏ hơn nữa chỉ có Quản đạo . 
Tổng đốc , Tuần vũ , Quản đạo là chức Tỉnh trưởng sau năm 1954.
Các bạn quan tâm muốn tìm hiểu , xin mời mua sách ở địa chỉ này . Xin cảm ơn!
http://tiki.vn/khuc-tieu-dong-hoi-ky-cua-mot-vi-quan-trieu-nguyen-p103770.html

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Xúc động lễ rửa chân cho Mẹ ở Hàn Quốc

Những hình ảnh tuyệt đẹp của học sinh Hàn Quốc nhằm kỷ niệm Ngày của Mẹ sắp tới  những bức ảnh về lễ rửa chân cho mẹ của các học sinh Trung học Hàn Quốc. Được biết, đây là một trong những hoạt động được tổ chức nhằm kỷ niệm Ngày của Mẹ 11/5 tới.
Theo đó, hôm 8/5 vừa qua, các học sinh Hàn Quốc đã mời Mẹ mình đến trường, quỳ xuống trước Người Mẹ và thực hiện rửa chân cho Mẹ như một phần của “Lễ tạ ơn Mẹ”.
Ở Việt Nam, ngày của Mẹ (hay còn gọi là Ngày Hiền mẫu) thường được gắn với ngày 8/3, 20/10 hoặc lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) để tôn vinh những người Mẹ hiền. Tuy nhiên theo văn hóa chung của các nước phương Tây và Hàn Quốc nói riêng, người ta hay tính ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 là Ngày của Mẹ.                              

Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Ngày 8/5 vừa qua, học sinh Hàn Quốc đã mời Mẹ đến trường để tổ chức "Lễ tạ ơn Mẹ".
 
Xúc động lễ  rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Tại ngày lễ này, các học sinh Trung học sẽ quỳ xuống trước mặt Mẹ, và tiến hành rửa chân cho Mẹ. 
 
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Hoạt động này nhằm chào đón Ngày của Mẹ 11/5 tới. 
 
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Quì lạy cám ơn công sinh thành dưỡng dục của Mẹ.
 
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Các bà mẹ không giấu nổi niềm hạnh phúc.
 
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ  ở Hàn Quốc
Bóp tay cho Mẹ. 
 
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Một cặp Mẹ con cùng chụp hình kỷ niệm.
 
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc  


Xúc động lễ  rửa chân cho mẹ ở Hàn  Quốc
Nụ cười hạnh phúc của một bà Mẹ Hàn bên con trai.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

SÀI GÒN VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG XƯA

Tác giả : Trần Ngọc Quang
Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội....luôn cả tên đường của Sài Gòn. Nhiều đường đã thay đổi tên hai, ba lần và vài đường mang tên các vị anh hùng hồi đời nhà Nguyễn đều biến mất. Vài người Việt ở nước ngoài khi trở về nước gặp nhiều khó khăn mới tìm lạiđược nhà mình đã ở lúc trước. Những bạn sanh ra sau 1975 lại không thể hình dung các tên đường thuở trước, nói chi đến lịch sử và tiểu sử của các vị đó.

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Lễ Giỗ Tổ Tộc HÀ năm Giáp Ngọ 2014



Năm nay lễ tế được thực hiện trong 2 ngày như mọi năm (dù năm chẵn hay lẻ).
Ngày mùng 09 Âm Lịch năm Giáp Ngọ (08/4/2014) cúng Tiên Thường hay còn gọi là cúng vọng, vẫn có lễ tế cáo tiên linh ông bà Tổ tiên.

Ngày mùng 10/3 Âm Lịch năm Giáp Ngọ (09/4/2014) là ngày lễ chính, có đủ lễ tế, có nhiều bà con ở các tỉnh xa về dự lễ, dâng hương trước bàn thờ Tổ tiên và cuối cùng là tiệc rượu liên hoan mừng ngày họp mặt. Số lượng tham dự khoảng 500 người.

Từ trái qua các ông, bà : Hà Vĩnh Đính, Hà Công Chính, Hà Văn Ngọc, Hà Như Dũng, (nguyên Bộ Trưởng) Hà Quang Dự, Hà Vĩnh Huân, Hà Vĩnh Hùng, Hà Văn Quang, Hà Liêu, Hà Thị Hải Vân, Hà Văn Lợi
Từ trái qua các ông, bà : Hà Văn Quang, Hà Văn Lợi, Hà Vĩnh Huân, (nguyên Bộ trưởng) Hà Quang Dự, Hà Vĩnh Hùng, Hà Bổng, Hà Như Dũng, Hà Thị Hải Vân, Hà Liêu, Hà Văn Ngọc, Vợ và con gái ông Hà Liêu
Từ trái qua các ông, bà : Hà Văn Quang, Hà Công Chính, Hà Thị Hải Vân, (nguyên Bộ trưởng) Hà Quang Dự, Hà Vĩnh Hùng, Hà Vĩnh Đính, Hà Vĩnh Huân, Hà Như Dũng
Từ trái qua các ông : Hà Công Chính, Hà Văn Quang
Ban Nghi lễ đang thực hiện lễ tế Tổ tiên Tộc HÀ
Ông Hà Bổng
Ông Hà Bổng
Người mặc áo đỏ : ông Hà Vĩnh Hùng, Ngoài cùng bên phải : ông Hà Văn Hoàng
Ban Nghi lễ đang tế cáo Tổ tiên
Ban Nghi lễ đang thực hiện lễ tế Tổ tiên
Từ trái qua các ông : Hà Mua, (nguyên Bộ trưởng) Hà Quang Dự, Hà Công Minh, Hà Văn Lợi, Hà Văn Quang, Hà Văn Ngọc
Từ trái qua các ông: Hà Văn Quang, Hà Văn Ngọc, Hà Liêu

Đại diên Tộc Hà Đức ở Bà Điểm Hốc Môn dâng hương trước bàn thờ Tổ tiên Tộc HÀ
Đại diên Tộc Hà Đức ở Bà Điểm Hốc Môn dâng cúng lễ vật và thắp hương Tổ tiên Tộc HÀ
Đại diên Tộc Hà Đức ở Bà Điểm Hốc Môn dâng cúng lễ vật và thắp hương Tổ tiên Tộc HÀ    
Từ trái qua các ông ,bà : Chị..., Hà Văn Quang, Hà Thị Hải Vân, Hà Văn Lợi
Từ trái qua các bà : Bà chưa rõ tên, Hà Thị Nhì, Hà Thị Tài, Hà Thị Lẫm

Từ trái qua các ông, bà : Hà Thị Tài, Hà Thị Lẫm và chồng, Hà ..chưa rõ tên
Cháu ngoại Tộc HÀ : ông Trần Kim Hiếu và con gái
Từ trái qua các bà : Bà chưa rõ tên, Hà Thị Thành
Đại diện Tộc HÀ Đức tại Bà Điểm - Hốc Môn
Bà con Tộc HÀ Đức tại Bà Điểm-Hốc Môn
Bà con Tộc HÀ Đức tại Bà Điểm-Hốc Môn và Hà Vĩnh Hóa
Hà Vĩnh Hóa và Bà con Tộc HÀ Đức ở Bà Điểm Hốc Môn về dự lễ giỗ Tổ
Từ trái qua các ông chưa rõ tên, và bà Lê Ba (mẹ của cô Lê Hải Liễu)
Từ trái qua các ông: Hà Huy Chấn, Hà Vĩnh Huân, Hà Thúc Linh, (nguyên Bộ trưởng) Hà  

Quang Dự
Gia đình cô Hà Phan Minh Nguyệt , chồng Lê Tùng Dương và các con
Từ trái qua các ông Hà văn ..., Lê Nam
Từ trái qua các ông: Hà Văn Ngọc, Hà Trung Hiếu, Hà Văn Tiến ( con ông Hà Mẹo)

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Đừng để đàn ông Việt có tuổi thọ như đàn ông Nga!

TTCT - Đàn ông Nga có tuổi thọ thuộc vào hàng thấp nhất trong các nước công nghiệp. Theo điều tra thống kê năm 2011, tuổi thọ trung bình của đàn ông Nga là 64,3 tuổi, so với 77 tuổi ở Mỹ và 79 tuổi ở Úc.Một nghiên cứu mới công bố trên tập san y khoa Lancet tháng vừa qua (1) cho thấy 25% đàn ông Nga chết trước tuổi 55, và con số này làm cả thế giới y khoa sốc.
Một trong những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của đàn ông Nga là rượu. Nói chính xác hơn là lạm dụng rượu, đặc biệt là rượu Vodka.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

CÁI RỐN


Nguyễn Văn Đắc


Ai cũng có một lần sinh ra

Từ giọt máu của cha
Từ quặn đau của mẹ

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Con đường sức dân giải vây ốc đảo

 
Người dân Đông Bình đóng kè ngăn sông trong những ngày đầu ra quân. Ảnh : Nguyễn Thành
TP - Sống giữa ốc đảo, bốn bề là nước nhưng dân nghèo thôn Đông Bình, xã Duy Vinh (Duy Xuyên, Quảng Nam) đã làm nên một kỳ tích khi hợp sức người chặn một nhánh sông Thu Bồn để làm nên con đường dẫn vào thôn xóa thế cô lập.