Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...Người mà thích điều lành, phúc tuy chưa đến song họa đã xa; người mà không thích điều lành, họa tuy chưa đến, song phúc đã xa...Người ta lúc nhắm mắt đi thì để cho sâu bọ tha hồ đục vào thân xác, thế mà lúc sống không chịu nhường nhịn nhau một chút là tại làm sao ?...Người tốt mà giàu , thế là trời thưởng; người xằng mà giàu, thế là trời phạt...Mặt trời đứng bóng thì xế, mặt trăng đã tròn thì khuyết, vật gì thịnh lắm thì suy...Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận....

Facebook Haco Chi

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

TÔI MƠ GIẤC MƠ VIỆT NAM: MỘT XÃ HỘI THỊNH VƯỢNG, TỰ DO, DÂN CHỦ, VĂN MINH

TÔI MƠ GIẤC MƠ VIỆT NAM: MỘT XÃ HỘI THỊNH VƯỢNG, TỰ DO, DÂN CHỦ, VĂN MINH

Bài diễn văn tại Hội nghị Bác ái Á Châu – Thái Bình Dương, ngày 22 tháng 5, năm 2008, tại Hà Nội, Việt Nam
Phùng Liên Đoàn
Chúng tôi nhận được bài này từ một cộng tác viên gửi cho, sau khi đọc thấy không thể không đưa lên trang mạng để đông đảo bạn đọc trong nước, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam, cùng chia sẻ với Giấc Mơ Việt Nam của TS Phùng Liên Đoàn mà theo chúng tôi biết, sau gần 5 năm suy nghĩ thận trọng, vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn tất một chương trình chi tiết, đến nay ông đã tiến hành những bước khởi đầu thuận lợi.
Dẫu đây là bài diễn văn đã được chuyền nhau trong nhiều giới, vẫn xin được coi lời mở đầu vắn tắt này như một thông điệp gián tiếp gửi đến tác giả để xin phép, và cũng là bày tỏ sự kính trọng đối với tấm lòng nhiệt huyết vì đất nước của ông.
Bauxite Việt Nam
Kính thưa quí vị,
Tôi là Phùng Liên Đoàn, 68 tuổi. Tôi đã đi học và làm việc ở Việt Nam 21 năm, ở Hoa Kỳ 47 năm.
Tôi xin phép đọc bài thơ của Nguyễn Bá Trác mà tôi đã thay đổi chút ít cho phù hợp với cuộc đời của tôi.
Trượng phu đã không hay xé gan chẻ cật phù cương thường Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương Trời Nam nghìn dặm thẳm Non nước một màn sương Giấc mơ ngày lên đường.
Những dòng thơ kế tiếp đây cũng được tôi hiểu theo một cách đặc biệt
Chí chưa thành Danh chưa lập Tuổi trẻ bao lâu mà đầu bạc Trăm năm thân thế bóng tà dương Giấc mơ ngày lên đường!
Thưa quí vị, tất cả chúng ta đều có những giấc mơ khi ta lớn lên. Ta mơ ta sẽ là ai, mơ về những điều ta sẽ làm, những điều ta mong muốn, những gì làm cho ta hạnh phúc, và tương lai của gia đình con cái ta.
Tôi sinh ra ở làng Bát Tràng, chỉ cách đây 7 km xuôi nước sông Hồng. Các vị niên trưởng tại làng tôi rất tự hào về quá khứ huy hoàng của làng quê, nơi đã có nhiều người đỗ học vị Tiến sĩ vào những thế kỷ 15-17. Nhưng khi tôi lớn lên tại làng vào khoảng 1940 – 1949, tôi nhớ rõ là cả làng không có một nhà trẻ, một trường học, một thư viện, một bệnh xá; và trẻ con chúng tôi phải đi chân đất không có giầy. Người Pháp và người Nhật làm chủ chúng tôi. Họ sử dụng các viên chức người Việt để áp chế người Việt. Tôi nhớ sơ sơ về nạn đói kinh hoàng năm 1945 khi tôi mới 6 tuổi. Tôi nhớ bố tôi đã rời nhà để lên rừng tham gia kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Tôi nhớ rõ mẹ tôi chỉ được đi học 2 năm vì phải nuôi bố mẹ đau ốm và ở tuổi 24 đã phải một thân nuôi 6 anh em chúng tôi. Hai em của tôi đã chết vì bệnh tật rất thông thường.
Lúc đó, giấc mơ của tôi là thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp, để bố tôi trở về với gia đình và tôi được đi học ở Hà Nội.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Hành trình tìm chữ Việt cổ

“Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” là công trình công phu, được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (tức nhà văn Khánh Hoài) bền bỉ thực hiện 50 năm nay với sự trợ giúp của nhiều nhà nghiên cứu uy tín, tâm huyết với lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (phải) và nhà văn Đặng Vương Hưng.       Ảnh: ĐỖ QUANG
Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (phải) và nhà văn Đặng Vương Hưng. Ảnh: ĐỖ QUANG
Tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam (phố Hồ Đắc Di, Hà Nội) vừa diễn ra một sự kiện đáng nhớ: Nhóm nghiên cứu Người tiền sử và Cội nguồn dân tộc của Trung tâm đã công bố phần 1 cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Công trình này đã gây xôn xao dư luận nghiên cứu và báo giới trong những năm gần đây.

Miền Thuận Quảng

Sau ngày Huyền Trân về Chiêm Quốc (1306), Thuận Hóa Quảng Nam cùng chung nhau vùng đất châu Ri (châu Lý) ở phía nam đèo Hải Vân. Dưới quyền cai trị của Tổng trấn Nguyễn Hoàng (1570), Thuận Hóa Quảng Nam hình thành một vùng văn hóa kinh tế chính trị quan trọng của nước Đại Việt ở phía nam gọi là miền Thuận Quảng.
Kỳ 1:  Vùng đất bảo vệ Kinh kỳ
Sách Đại Nam thực lục tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn còn ghi: Năm Nhâm dần (1602), mùa thu tháng 7, chúa Tiên Nguyễn Hoàng: “Đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao giăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển”. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt qua núi xem xét hình thể, dựng trấn dinh ở xã Cần Húc (Duy Xuyên) xây kho tàng, chứa lương thực, sai hoàng tử thứ sáu trấn giữ”(1). Hoàng tử thứ sáu đó là ông Nguyễn Phúc Nguyên.
Chùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Chùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Hai ngôi lăng cổ lớn nhất của người Việt trên đất Quảng
Hơn mười năm trấn thủ Quảng Nam (1602-1613), Nguyễn Phúc Nguyên đã giúp chúa Tiên mở mang bờ cõi về phía nam và tổ chức Hội An thành một đô thị cửa biển quan trọng vào bậc nhất của xứ Đàng trong thời bấy giờ. Nặng nợ với đất Quảng Nam, khi bà vợ chính của ông là Mạc(2) Thị Giai qua đời (1630), Nguyễn Phúc Nguyên đã đưa táng bà tại núi Chiêm Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, xây lăng Vĩnh Diễn. Người con trưởng của Nguyễn Phúc Nguyên với bà Mạc Thị Giai là Nguyễn Phúc Kỳ (thay cha làm trấn thủ Quảng Nam từ năm 1614). Đến năm 1631, ông Kỳ chết đột ngột, mộ phần của ông được táng tại xã Thanh Quít huyện Điện Bàn(3). Em của Phúc Kỳ là Phúc Lan lấy con gái họ Đoàn ở huyện Diên Phước, thay anh làm trấn thủ Quảng Nam. Sau đó (1635), Phúc Lan lên ngôi chúa gọi là chúa Thượng, bà con gái họ Đoàn theo chồng ra Kim Long (Thuận Hóa). Chăn gối với chồng thêm 13 năm nữa thì chồng mất (1648), con trai bà là Nguyễn Phúc Tần lên ngôi chúa.